Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình Giải bài tập Địa lý lớp 8 bài 29 trang 109 SGK Địa lý lớp 8 bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình . Đây là tài liệu tham khảo hay ...
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
Địa lý lớp 8 bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khu vực đồi núi - Vùng núi Đông Bắc là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng. Các cánh cung lớn và và vùng đồi phát triển rộng. Địa hình cácxtơ khá phổ biến.
- Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, các dãy núi cao, hiểm trở, nằm so le hướng tây bắc - đông nam, giữa các dãy núi có các cánh đồng.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, sườn đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi ăn sát ra biển, sườn tây thoải.
- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: Các cao nguyên rộng được phủ đất đỏ badan dày, xếp tầng.
- Địa hình bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ và vùng đồi Bắc Bộ phần lớn là thềm phù sa cổ.
2. Khu vực đồng bằng - Đồng bằng châu thố hạ lưu các sông lớn.
• Đồng bằng sông Cửu Long diện tích khoảng 40.000 km2, cao trung bình là 2 đến 3m so với mực nước biển. Không có đê, mùa lũ nhiều vùng trũng bị ngập úng sâu.
• Đồng bằng sông Hồng diện tích khoảng 15.000 km2, cao hơn, có hệ thống đê điều. Các vùng trong đê không được phù sa bồi đắp hằng năm.
- Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung: Gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, diện tích khoảng 15.000 km2, đất kém phì nhiêu, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá.
II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Giải bài tập Địa lý 8 bài 1 trang 109 SGK: So sánh địa hình vùng núi Dông Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ.
Trả lời:
Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ |
Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ |
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng |
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. |
- Đồi núi thấp |
- Là vùng núi cao. |
- Có các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. |
- Gồm các dải núi chạy song song hướng tây bắc-đông nam. |
- Địa hình cácxtơ với những hang động và cảnh quan đẹp. |
- Địa hình cácxtơ với nhiều cảnh quan đẹp. |
Giải bài tập Địa lý 8 bài 2 trang 109 SGK: So sánh địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Trả lời:
Vùng núi Trường Sơn Bắc |
Vùng núi Trường Sơn Nam |
- Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. |
- Là vùng núi thấp, sườn đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi ăn sát ra biển. |
- Hướng tây bắc - đông nam. |
- Vùng đồi núi và cao nguyên của Tây Nguyên. |
- Các cao nguyên xếp tầng được phủ bởi đất đỏ badan. |
- Các khối núi cao, với một số đỉnh cao trên 2000. |
Giải bài tập Địa lý 8 bài 3 trang 109 SGK: So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông cửu Long
Trả lời:
Khác nhau |
Đồng bằng sông Hồng |
Đồng bằng sông Cửu Long |
- Diện tích 40.000 km2 |
- Diện tích 15.000 km2 |
|
- Có hệ thống đê điều, còn nhiều ô trũng |
- Không có đê, có nhiều vùng trũng ngập úng sâu và khó thoát nước |
|
- Những vùng trong đê không được bồi đắp hằng năm |
- Hằng năm vẫn được bồi đắp |
|
Giống nhau |
- Đều là đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp |
|
- Chịu sự can thiệp của con người |
III. THÔNG TIN BỔ SUNG MỘT SỐ KIỂU ĐỊA HÌNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
a) Kiểu địa hình núi
Kiểu địa hình núi ở Việt Nam bao gồm các núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m, núi trung bình có độ cao trung bình từ 1000m đến 2000m và núi cạo có độ cao trên 2000m. Kiểu địa hình núi có đặc điểm chung là có độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối khá lớn, về ngoại hình thường là các khối núi hoặc các dãy núi, có độ chia cắt sâu và sườn dốc lớn.
- Địa hình núi cao
Các khu vực núi cao ở Việt Nam với các đỉnh núi cao trên 2000m phần lớn nằm sâu trong đất liền và ở vùng biên giới, đặc biệt là ở biên giới phía bắc từ Hà Giang đến Lai Châu và biên giới phía tây thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Tiêu biểu cho địa hình núi cao ở Việt Nam là dãy núi Hoàng Liên Sơn, dài 180km theo hướng tây bắc - đông nam từ biên giới phía bắc thuộc hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu cho đến Yên Bái. Ở đây có đỉnh Phanxipăng (3143m) cao nhất Việt Nam và cả bán đảo Đông Dương, đỉnh Tả Yang Phình (3096m) và các đỉnh núi cao khác như Phu Luông (2985), Sà Phình (2874m). Ngoài ra còn có hàng chục đỉnh cao trên 2000m.
Ở khu vực phía nam của dãy núi Trường Sơn cũng có một số đỉnh núi cao trên 2000m như Ngọc Lính (2598m), đỉnh Ngọc Kring (2025m) ở Kon Tum, đỉnh Vọng Phu (2051m) ở Khánh Hoà, đỉnh Chư Yang Sin (2405m) ở Đắc Lắc.
- Địa hình núi trung bình
Địa hình núi trung bình ở Việt Nam có diện tích không lớn lắm, khoảng 14% diện tích cả nước, nhưng cũng phân bố khá rộng khắp từ biên giới phía bắc cho đến phía nam của dãy Trường Sơn.
Địa hình núi trung bình có các dạng đỉnh núi, khối núi và dãy núi đơn độc tách biệt hoặc gắn liền với các vùng núi cao.
Địa hình núi trung bình gồm các núi được cấu tạo bởi các loại nham thạch cứng, chủ yếu là các loại đá macma và đá biến chất, tuy nhiên có độ cao thấp hơn và mức độ xâm thực, chia cắt địa hình yếu hơn so với các vùng núi cao. Đặc biệt ở vùng núi Tây Bắc, tính chất phân bậc của địa hình biểu hiện rõ ràng hơn. Ở những nơi có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn còn giữ lại được lớp phủ rừng tự nhiên.
- Địa hình núi thấp
Địa hình núi thấp thường gặp ở vùng liền kề với vùng núi trung bình và vùng đồi thành một dải liên tục với các bậc địa hình cao thấp khác nhau. Cũng có khi địa hình núi thấp còn được gặp ở ngay vùng đồng bằng và vùng ven biển dưới dạng núi sót. Điển hình của địa hình núi thấp ở Việt Nam là vùng Đông Bắc, khu vực núi Hoà Bình - Thanh Hoá - Nghệ An. Phần lớn các núi thấp được cấu tạo bởi các đá trầm tích, có dáng hình mềm mại, có lớp vỏ phong hóa khá dày.
b) Địa hình cao nguyên
- Địa hình cao nguyên đá vôi
Địa hình cao nguyên đá vôi rất điển hình ở vùng núi phía Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Địa hình này có đặc điểm chung là có độ cao khá lớn nhưng có bề mặt khá bằng phẳng, mạng lưới sông suối rất thưa thớt và rất hiếm nước, nhất là vào thời kì mùa khô. Điển hình cho địa hình cao nguyên đá vôi ở vùng núi tương đối cao mang tính chất sơn nguyên là các cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) và dải các cao nguyên ở Tây Bắc chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam, có độ cao tương đối thấp, dưới 1000m như các cao nguyên Tà Phình - Sin Chải, cao nguyên Sơn La và cao nguyên Mộc Châu.
- Địa hình cao nguyên hadan
Khác với địa hình cao nguyên đá vôi còn có nét hiểm trở, các cao nguyên badan có dáng hình mềm mại, bằng phẳng hơn và trên bề mặt cao nguyên còn có nhiều di tích của các hoạt động núi lửa như các nón miệng núi lửa, các hồ tròn. Các cao nguyên badan được bao phủ chủ yếu bởi các lớp đá badan phun trào tuổi Tân sinh đã được phong hoá và trở thành loại đất đỏ badan rất phì nhiêu, rất thuận lợi cho sự phát triển của các cánh rừng tự nhiên cũng như cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Các cao nguyên badan ở nước ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và rìa của miền Đông Nam Bộ.
- Địa hình cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích, macma ưa biến chất
Thuộc địa hình này là các cao nguyên bóc mòn có độ cao khá lớn, tới 1500m ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng. Trên bề mặt cao nguyên còn lộ ra các loại đá trầm tích tuổi Cố sinh và các loại đá macma, biến chất có tuổi trẻ hơn. Ở đây có địa hình bằng phẳng xen kẽ với các dãy đồi và ngọn đồi thoải tạo nên cảnh quan thiên nhiên rộng mở có nhiều phong cảnh đẹp mà tiêu biểu là cao nguyên Lâm Viên - Đà Lạt.
c) Địa hình đồng bằng
Địa hình đồng bằng ở Việt Nam thuộc bậc địa hình thấp nhất, phần lớn nằm ở phía đông lãnh thố tiếp giáp với Biển Đông.
Địa hình đồng bằng có đặc điểm chung là rất bằng phẳng, tuyệt đại bộ phận có độ cao thấp, thường không vượt quá lõm, được bồi đắp bằng các trầm tích biển, trầm tích lục địa và phù sa của các con sông lớn trên các vùng trũng, sụt lún mạnh.
Địa hình đồng bằng điển hình nhất ở Việt Nam là ở hai vùng đồng bằng lớn, đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, ngoài ra cũng còn một số nét riêng ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung.