Bài tập Công của điện trường - Điện thế - Hiệu điện thế
Bài tập Công của điện trường - Điện thế - Hiệu điện thế Bài tập Vật lý lớp 11 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tổng hợp một số dạng bài tập về công của điện trường, điện thế, hiệu điện thế. Hi ...
Bài tập Công của điện trường - Điện thế - Hiệu điện thế
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tổng hợp một số dạng bài tập về công của điện trường, điện thế, hiệu điện thế. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý 11, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.
Chuyên đề bài tập vật lý 11
Ôn tập kiến thức môn Vật lý lớp 11 - Chương V: Cảm ứng điện từ
Bài tập Vật lý: Mắt và các dụng cụ quang học
Buổi thứ nhất
Dạng 1- Công của lực điện trường-Liên hệ giữa E và U
Ví dụ 1: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N dọc đường sức cách nhau 5cm là UMN = 3 (V).
a) Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 2 (μC) từ M đến N là bao nhiêu
b) Độ lớn và hướng của lực tác dụng lên điện tích là bao nhiêu?
Ví dụ 2: Điện tích q = 2.10-6C di chuyển dọc theo các cạnh của một tam giác đều ABC cạnh a = 10cm trong điện trường đều cường độ điện trường E = 300V/m, song song với BC. Tính công của lực điện trường khi làm dịch chuyển q
a) Từ A đến B
b) Từ B đến C
c) Từ C đến A
d) Từ A đến H theo đường ACH
Ví dụ 3: Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2cm và được nhiễm điện trái dấu nhau, điện trường bên trong hai tấm kim loại đã cho là điện trường đều và có đường sức vuông góc với các tấm. Cần tốn một công A = 2.10-9J để dịch chuyển điện tích q = 5.10-10C di chuyển từ tấm này đến tấm kia
a) Xác định hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại.
b) Xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại.
c) Xác định lực tác dụng lên điện tích.
Luyện tập
1-Công của lực điện trường-Liên hệ giữa E và U
Bài tập 1 Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của một tam giác vuông trong điện trường đều, cường độ E = 5000V/m. Đường sức điện trường song song với AC. Biết AC = 4cm, CB = 3cm. Góc ACB = 900.
a. Tính hiệu điện thế giữa các điểm A và B, B và C, C và A
b. Tích công di chuyển một electron từ A đến B
Bài tập 2 Xét 3 điểm A,B,C lập thành tam giác vuông trong điện trường đều. Cạnh AB song song với đường sức và cạnh huyền BC hợp với đường sức 600. Biết BC = 10cm, hiệu điện thế giữa hai điểm B và C là 240V.
a)Tìm cường độ điện trường tại A.
b) Cường độ điện trường tại A là bao nhiêu nếu ta đặt thêm tại C một điện tích điểm q = 4.10-9C.
Bài tập 3 Hai điểm C và D cách nhau 10cm dọc theo đường sức của điện trường đều có cường độ E = 200V/m,
a) Xác định công của điện trường dịch chuyển prôtôn từ C đến D.
b) Công của lực điện trường di chuyển electron từ C đến D.
Bài tập 4 Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là bao nhiêu.
Bài tập 5 Một điện tích q = 1 (C) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Tính hiệu điện thế giữa hai điểm A, B.