Bài tập 6.12 trang 43 sách bài tập(SBT) hóa học 11: Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một...
Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Bài tập 6.12 trang 43 sách bài tập(SBT) hóa học 11 – Bài 29: Anken 6.12. Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 13,44 lít A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì thu được 10,08 lít hỗn hợp khí B. Dẫn B đi qua bình đựng nước ...
6.12. Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 13,44 lít A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì thu được 10,08 lít hỗn hợp khí B. Dẫn B đi qua bình đựng nước brom thì màu của dung dịch nhạt đi, khối lượng của bình tăng thêm 3,15 g. Sau thí nghiệm, còn lại 8,4 lít hỗn hợp khí C có tỉ khối đối với hiđro là 17,8. Biết các thể tích được đo ở đktc và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.
Hướng dẫn trả lời:
Số mol khí trong hỗn hợp A là (frac{{13,44}}{{22,4}}) = 0,6 ; trong B là (frac{{10,08}}{{22,4}}) = 0,45 và trong C là (frac{{8.4}}{{22,4}}) = 0,375.
A chứa H2, CnH2n+2 và CmH2m. Khi A đi qua chất xúc tác Ni :
({C_m}{H_{2m}} + {H_2} o {C_m}{H_{2m + 2}})
B chứa CnH2n+2, CmH2m+2 và CmH2ra còn dư.
Số mol ({H_2}) trong A là : 0,6 – 0,45 = 0,15 (mol).
Đó cũng là số mol CmH2m+2 trong B.
Khi B đi qua nước brom thì CmH2m bị giữ lại: CmH2m + Br2 ( o ) CmH2mBr2.
Số mol CmH2m trong B là : 0,45 – 0,375 = 0,075 (mol).
Khối lương 1 mol ({C_m}{H_{2m}}) = 14m = (frac{{3,15}}{{0,075}}) = 42(g) ( Rightarrow ) m = 3.
Anken là C3H6 và ankan do chất đó tạo ra là ({C_3}{H_8}).
Trong hỗn hợp c có 0,15 mol C3H8 và 0,375 – 0,15 = 0,225 mol CnH2n+2
Khối lượng hỗn hợp C là : 0,375.17,8.2 = 13,35 (g).
( Rightarrow ) 0,15.44 + 0,225(14n + 2) = 13,35 ( Rightarrow ) n = 2 Ankan là C2H6.
A chứa C2H6 (37,5%) ; C3H6 (37,5%) và H2 (25%) ;
B chứa C2H6 (50%) ; C3H8 (33,3%) và C3H6 (16,7%) ; C chứa C2H6 (60%) và C3H8 (40%).