Bài soạn "Xây dựng đoạn văn trong văn bản" số 5 - 5 Bài soạn "Xây dựng đoạn văn trong văn bản" hay nhất
I. Thế nào là đoạn văn? Đọc đoạn văn Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” – Sgk/34. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? – Văn bản gồm hai ý, mỗi ý viết thành một đoạn văn. Em thuờng dựa vào dấu hiệu hình thức nào nhận biết đoạn văn? – Viết hoa lùi đầu dòng ...
I. Thế nào là đoạn văn?
Đọc đoạn văn Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” – Sgk/34.
Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
– Văn bản gồm hai ý, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
Em thuờng dựa vào dấu hiệu hình thức nào nhận biết đoạn văn?
– Viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?
+ Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
+ Nội dung: Thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, thường do nhiều câu tạo thành.
+ Hình thức: Viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
* Học ghi nhớ (ý1) Sgk/36.
II. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
Đọc thầm lại văn bản “Tắt đèn” và tìm từ ngữ chủ đề cho một đoạn văn.
Trong đoạn 1, những từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng?
Ngô Tất Tố, ông, nhà văn.
Trong đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ thường được lặp đi lặp lại nhiều lần (thường là các chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. các từ Ngô Tất Tố, ông, nhà văn là từ ngữ chủ đề.
Đọc thầm đoạn văn thứ hai.
Trong đoạn 2, những từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng?
– Tắt đèn (tác phẩm).
Ý khái quát bao trùm đoạn văn là gì?
– Đoạn văn đánh giá những thành công xuất sắc của Ngô Tất Tố trong việc tái hiện thực trạng nông dân Việt Nam trước CM T.8 và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của những người lao động chân chính.
Câu nào trong đoạn văn chứa đựng ý khái quát ấy?
– Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
Câu chứa đựng ý khái quát của đoạn văn gọi là câu chủ đề. Em có nhận xét gì về câu chủ đề? (Hs…).
– Trong đoạn văn, câu chủ đề thường có đặc điểm:
+Nội dung: Câu chủ đề thường mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn.
+Hình thức: Lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ hai phần chính.
+Vị trí: Có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối đoạn văn.
+Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
* Học ghi nhớ ý 2, sgk/36
III. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề, đoạn văn nào không có câu chủ đề?
+Đoạn 1: Không có câu chủ đề.
+Đoạn 2: Có câu chủ đề.
Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào?
– Các câu có quan hệ bình đẳng với nhau.
+Nội dung của đoạn văn 1 trình bày ý theo cách nào? (Song hành).
+Câu chủ đề của đoạn 2 đặt ở vị trí nào? (Đầu đoạn).
+Ý của đoạn 2 được triển khai theo trình tự nào?
+Ý ở đoạn 2 được triển khai theo lối diễn dịch.
Đọc đoạn văn Sgk/35.
Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?
– Câu chủ đề: “Như vậy lá cây …tế bào” – Đặt cuối đoạn văn.
– Nội dung đoạn văn được trình bày theo cách nào? (Quy nạp).
Có mấy cách trình bày nội dung của một đoạn văn?
Quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích.
* Học ghi nhớ (ý3) Sgk/36
IV. Luyện tập:
* Bài 1/36:
Văn bản “Ai nhầm” chia thành hai ý, mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn.
* Bài 2/36:
Diễn dịch
Song hành
Song hành
* Bài tập 3/36: Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch với câu chủ đề “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần … nhân dân ta”.
“Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ thuở còn xa xưa, dưới các triều đại phong kiến, dân tộc ta đã phải chịu không biết bao nhiêu cuộc xâm lăng của các thế lực phong kiến phương Bắc. Thế nhưng, bằng lòng yêu nước nồng nàn, vượt qua trở ngại thua kém về mọi mặt so với kẻ thù, dân tộc ta đã làm nên những chiến thắng oanh liệt dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Vua Quang Trung,…Gần đây nhất là chiến thắng hai cường quốc hùng mạnh nhất của thế giới là đế quốc Mỹ và thực dân Pháp”.