31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Xây dựng đoạn văn trong văn bản" số 3 - 5 Bài soạn "Xây dựng đoạn văn trong văn bản" hay nhất

I. Những kiến thức lý thuyết bạn cần ghi nhớ: • Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng. Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. • Đoạn văn thường có từ ngữ chủ ...

I. Những kiến thức lý thuyết bạn cần ghi nhớ:

• Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng. Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

• Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chủ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường dù hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối doan vän.

• Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành.


II. Thế nào là đoạn văn

Đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” (trang 34 SGK Ngữ vân 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:

1. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn.

2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

3. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?

Trả lời

1: Văn bản gồm có hai ý, mỗi ý được viết thành một đoạn: + Ý một: giới thiệu về tiểu sử của Ngô Tất Tố. + Ý hai: giới thiệu nội dung tác phẩm Tắt đèn.

2: Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn + Từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, đến chỗ chấm qua hàng.

+ Đoạn văn thường gồm có nhiều câu.

3: Dấu hiệu về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.


III. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a. Đọc đoạn thứ nhất của văn bản trên và tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.

b. Đọc đoạn thứ hai của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn. Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn.

c. Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?

Trả lời

+ Những từ ngữ chủ đề của đoạn văn một: “Ngô Tất Tố quê ở Bắc Ninh là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học... một nhà báo nổi tiếng, một nhà văn hiện thực xuất sắc”.

+ Câu chủ đề của đoạn văn thứ hai “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố”.

+ Câu chủ đề là cầu nêu ý chung, ý khái quát của toàn đoạn “tác phẩm tiêu biểu” các câu sau chứng minh giải thích sự tiêu biểu về mặt nội dung và tiêu biểu về mặt nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn.

2. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn

a. Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.

b. Đoạn văn có câu chủ đề không? Nôi dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào?

Trả lời

a) Phân tích cách trình bày đoạn văn ở văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn:

• Đoạn một: Không có câu chủ đề, yếu tố để duy trì đối tượng trong đoạn văn là những từ ngữ then chốt, quan hệ các câu trong đoạn văn là quan hệ song hành mỗi câu trình bày một khía cạnh trong tiểu sử của tác giả, nội dung của đoạn văn triển khai theo trình tự từ tiểu sử (quê quán, tên tuổi) đến sự nghiệp (những thành tựu đạt được) ➜ song hành.

• Đoạn hai: Câu chủ đề của đoạn thứ hai được đặt ở vị trí đầu câu, ý của đoạn văn được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể ➜ diễn dịch.

b) Đoạn văn

“Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ cây diệp lục có màu xanh vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục mà phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.

• Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở cuối đoạn.

• Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự móc xích, câu này giải thích cho câu kia.


Luyện tập

1 - Trang 36 SGK

Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn

Trả lời

Văn bản Ai nhầm:

+ Văn bản được chia làm hai ý, mỗi ý được trình bày bằng một đoạn văn.

+ Đoạn văn một trình bày theo phép song hành chủ đề của đoạn: thầy đồ lười.

+ Đoạn hai trình bày theo phép song hành, chủ đề của đoạn: thầy đồ gàn.


2 - Trang 36 SGK

Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn ( Trang 36 & 37 SGK)

Trả lời

+ Đoạn văn (a) được trình bày bằng phép diễn dịch.

Câu chủ đề đứng đầu đoạn: “Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương”, hai câu sau nêu dẫn chứng diễn giải cho câu chủ đề đó.

+ Đoạn văn (b) được triển khai theo phép song hành: tả cảnh thiên nhiên sau cơn mưa từ khi mưa ngớt đến lúc mưa tạnh (trình tự thời gian).

+ Đoạn văn (c) được triển khai theo phép song hành.

• Nội dung giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng

• Trình bày theo trình tự thời gian trước cách mạng, sau cách mạng.


3 - Trang 37 SGK
Với câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta", hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đoạn văn diễn dịch thành quy nạp.

Đoạn văn tham khảo

“Lịch sử nước ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ thời phương Bắc đô hộ chúng ta đã có những cuộc khởi nghĩa giành độc lập của Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan, Ngô Quyền. Đến lúc giành được độc lập chúng ta lại có những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại để bảo vệ nền độc lập đã giành được như cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lý Thường Kiệt, chống quân Nguyên Mông của nhà Trần, chống quân Minh của Lê Lợi, chống quân Thanh của Quang Trung, và gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.”


4 - Trang 37 SGK

Đề giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công,một bạn đã đưa ra các ý ( ... Trang 37 SGK )

Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn đó

Trả lời

+ Em có thể chọn bất cứ ý nào và viết một đoạn văn theo yêu cầu có thể theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành...

+ Đoạn văn tham khảo:

“Sau mỗi thất bại bao giờ cũng đưa đến cho ta những kinh nghiệm quý báu. Thất bại một lần để đưa đến thành công của những lần khác. Sau mỗi lần vấp ngã ta lại chín chắn, trưởng thành hơn bởi mỗi lần vấp là một lần bạo dạn. Vấp ngã cũng như thành công, rất cần thiết cho con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0