Bài soạn "Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội" số 5 - 5 Bài soạn "Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội" hay nhất
I – TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG Câu hỏi: Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ trong SGK trang 56 và trả lời câu hỏi. Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”. Trong ba từ bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào sử dụng phổ biến trong toàn dân? Trả lời: Bắp và bẹ ở đây đều có ...
I – TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
Câu hỏi: Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ trong SGK trang 56 và trả lời câu hỏi. Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”. Trong ba từ bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào sử dụng phổ biến trong toàn dân?
Trả lời:
Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”.Từ bẹ, bắp là từ ngữ địa phương, ngô là từ ngừ toàn dân. Từ ngữ toàn dân là lớp từ ngừ được sử dụng rộng rãi trong cả nước.
Ghi nhớ: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ, chủ sử dụng ở một (hoặc một số địa phương nhất định).
II – BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Câu hỏi: Đọc các ví dụ trong SGK trang 57 và trả lời câu hỏi.
a) Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?
b) Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
Trả lời:
a) Trong các đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ dùng từ mợ vì hai từ cùng nói về một người, nhưng ở hai trường hợp khác nhau. “mẹ” là cách gọi khi tự nói với lòng mình, gọi phổ biến chung, gọi “mợ” khi nói với người cô, đó là cách gọi trước Cách mạng tháng Tám.
b) Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp (điểm 2 – hình dáng con ngỗng giống số 2), trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã học kĩ.
Tầng lớp thường dùng các từ này là giới học sinh, sinh viên.
III – SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Câu 1: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Trả lời:
Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý không nên quá lạm dụng vì không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được.
Câu 2: Tại sao trong các đoạn văn, thơ trong SGK trang 57, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Trả lời:
Trong văn thơ các tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì chúng có thể làm tăng hiệu quả biểu đạt.
IV- LUYỆN TẬP
Bài 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
Trả lời:
Từ ngữ địa phương: tía, thầy, cậuhùm, cọp, mô, rứa, tê khau
Từ ngữ toàn dân: cha, bố, hổ, đâu, thế nào, kia, gầu (múc nước)
Bài 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh họa).
Trả lời:
– Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh:
+ ngỗng (điểm 2), cọc trâu (điểm 1), trứng (điểm 0) : Bài viết của tao được con ngỗng mày ạ.
+ phao (tài liệu): Phao này khó phát hiện lắm!
Bài 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
a) Người nói chuyện với mình là người ở cùng địa phương.b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp.d) Khi làm bài tập làm văn.e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.
Trả lời:
– Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a
– Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g
Bài 4*: Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.
Trả lời:
Một số câu ca dao, hò, vè của địa phương:
– Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
(Ca dao)
Con đi tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.
( Tố Hữu- Bầm ơi)
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
(Ca dao)