31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Từ mượn" số 3 - 6 Bài soạn "Từ mượn" lớp 6 hay nhất

I. Từ thuần Việt và từ mượn Câu 1 - Trang 24 SGK Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu sau: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng” (Thánh Gióng). Trả lời Giải thích từ "Tráng ...

I. Từ thuần Việt và từ mượn

Câu 1 - Trang 24 SGK

Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu sau: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng” (Thánh Gióng).

Trả lời

Giải thích từ "Tráng sĩ" và "Trượng"

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước của Trung Quốc

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, làm việc lớn.

Nhận xét:

– Hai từ này dùng để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm.

– Hai từ này không phải do ông cha ta sáng tạo ra mà là từ đi mượn ở nước ngoài.

– Các từ không phải là từ mượn khi đọc lên sẽ hiểu nghĩa ngay không cần phải giải thích.


Câu 2 - Trang 24 SGK

Các từ được chú thích ở trên có nguồn gốc ở đâu?

Trả lời

- Các từ trên có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ, được đọc theo cách của người Việt ⇒ gọi là từ Hán Việt.


Câu 3 - Trang 24 SGK

Cho các từ: sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. Em hãy cho biết những từ nào được mượn từ ngôn ngữ Hán, những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác?

Trả lời

- Dựa vào hình thức chữ viết, ta có thể nhận diện được các từ có nguồn gốc ấn Âu: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

- Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết,…

- Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.


Câu 4 - Trang 24 SGK

Từ sự phân biệt các từ có nguồn gốc khác nhau như trên, hãy so sánh và rút ra nhận xét về cách viết từ mượn.

Trả lời

– Từ mượn có 2 nguồn gốc chính là Hán và Ấn – Âu.

– Từ mượn từ nguồn gốc Ấn – Âu có 2 cách viết khác nhau.

Các từ được Việt hóa cao thì viết như từ thuần Việt.
Các từ chưa được Việt hóa cao khi viết phải có dấu gạch nối giữa các tiếng.


II. Nguyên tắc mượn từ

Bài tập trang 25 SGK

Em hiểu ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: "độc lập ", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v..... Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng, mà mượn chữ nước ngoài? Ví dụ:

Không gọi xe lửa mà gọi "hỏa xa"; máy bay gọi là"phi cơ" [...]

Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng báu vật dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?

(Hồ Chí Minh toàn tập)

Trả lời

- Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn.

- Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc.

- Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.


Luyện tập

Câu 1 - Trang 26 SGK

Trong các câu dưới đây, từ nào là từ mượn? Nguồn gốc của các từ mượn ấy? Hãy đặt câu với các từ này.

Trả lời

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

- Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. Đây là các từ Hán Việt.

- Có thể đặt câu với từ ngạc nhiên, ví dụ: Nhìn thấy tôi, cô ấy vô cùng ngạc nhiên.

b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

- Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.

- Đặt câu, ví dụ: Nghe tiếng quan quát, tất cả gia nhân trong phủ đều cúi đầu sợ hãi.

c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

- Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).

- Đặt câu, ví dụ: Nhạc pốp là thể loại nhạc giới trẻ hiện nay rất yêu thích.


Câu 2 - Trang 26 SGK

Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.

Trả lời

a. Các từ khán giả, thính giả và độc giả có điểm chung là từ giả. Từ giả có nghĩa là người. Như vậy, các tiếng còn lại có thể định nghĩa là:

Khán : nhìn trông coi.
Thính : nghe.
Độc : đọc
b. Các từ trong câu đều có chung từ “yếu”. Từ yếu có nghĩa là quan trọng, cần thiết. Như vậy, các tiếng còn lại có thể định nghĩa là:

Điểm : vết đen, cái chấm, là điểm.
Lược : tóm tắt những điều cơ bản, chủ yếu.
Nhân : người.

Câu 3 - Trang 26 SGK

Hãy kể tên một số từ mượn:

- Là tên các đơn vị đo lường, ví dụ: mét

- Là tên một số bộ phận của xe đạp, ví dụ: ghi đông

- Là tên một số đồ vật, ví dụ: ra-đi-ô

Trả lời

- Tên các đơn vị đo lường: ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,...

- Tên một số bộ phận của xe đạp: pê đan, gác-đờ-bu,...

- Tên một số đồ vật: cát sét, pi-a-nô,...


Câu 4 - Trang 26 SGK

Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

Trả lời

– Các từ mượn trong các câu này là: “phôn”, “fan”, “nốc ao”

– Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí.

– Ưu điểm: Ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

– Nhược điểm:

Không trang trọng trong hoàn cảnh giao tiếp với bạn bè, ng­òi thân hoặc có thể dùng để viết tin
Không dùng trong các tr­ương hợp có nghi thức giao tiếp trang trọng.

Câu 5 - Trang 26 SGK

Nghe – viết bài Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp... đến ...lập đền thờ ngay ở quê nhà.)

Trả lời

Lưu ý: Tập trung nghe để phân biệt giữa:

- l/n: “lúc”, “lên”, “lớp”, “lửa”, “lại”, “lập”/”núi”, “nơi”, “này”

- Từ có âm s: “sứ giả”, “tráng sĩ”, “sắt”, “Sóc Sơn”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0