Bài soạn "Sông nước Cà Mau" số 5 - 6 Bài soạn "Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi lớp 6 hay nhất
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Đoàn Giỏi (1925-1989) quê ở Tiền Giang, viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Tác phẩm của ông thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ 2. Tác phẩm · “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVIII truyện “Đất ...
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Đoàn Giỏi (1925-1989) quê ở Tiền Giang, viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Tác phẩm của ông thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ
2. Tác phẩm
· “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVIII truyện “Đất rừng phương Nam”. Tên bài do người biên soạn đặt
· “Đất rừng phương Nam” là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. kể về quãng đời lưu lạc của cậu bé An – nhân vật chính – tại vùng đất rừng U Minh, miền Tây nam bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua đó tác giả đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống của vùng đất cực nam Tổ quốc.
II. Hướng dẫn soạn bài “Sông nước Cà Mau” đọc hiểu văn bản
1. Câu 1trang 22 SGK văn 6 tập 2:
Bài văn miêu tả cảnh sông nước của một vùng cực nam Tổ quốc
Trình tự miêu tả đi từ việc miêu tả chung, khái quát sông nước Cà mau đến việc miêu tả chi tiết kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn
Bố cục:
· Đoạn 1 (từ đầu…một màu xanh đơn điệu): cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau
· Đoạn 2 (tiếp…khói sóng ban mai): đặc điểm về kênh rạch Cà Mau
· Đoạn 3 (còn lại): cảnh chợ Năm Căn
Người miêu tả quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra sẽ sinh động, chân thực hơn
2. Câu 2 trang 22 SGK văn 6 tập 2:
ấn tượng của tác giả:
· Kênh rạch bủa văng chi chit như mạng nhện
· Tất cả đều mang màu xanh
· Âm thanh rì rào bất tận
· Lặng lẽ màu xanh đơn điệu
=> tác giả cảm nhận bằng mọi giác quan
=> sự choáng ngợp, hứng thú với khung cảnh thiên nhiên nơi đây
3. Câu 3 trang 22 SGK văn 6 tập 2:
Cà Mau là vùng đất sông nước nên thơ nhưng vẫn mang trong đó nét giản dị gần gũi mà nên thơ
4. Câu 4 trang 22 SGK văn 6 tập 2:
a) Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước:
· Nước đổ ra biển đêm ngày như thác
· Con sông rộng hơn ngàn thước
· Cây đước dựng cao ngất như hai dãy trường thành
· Cá bơi hàng đàn đen trũi
b) những động từ chỉ cùng hoạt động con thuyền: chèo, xuôi, đổ
nếu thay đổi vị trí những động từ ấy thì nghĩa có thể bị thay đổi.cách dùng từ chính xác sẽ diễn đạt đúng trình tự của chiếc thuyền
c) Những từ miêu tả màu sắc: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ
=> cách miêu tả độc đáo, gợi hình
5. Câu 5 trang 22 SGK văn 6 tập 2:
Những chi tiết hình ảnh đó là:
· Túp lều lá thô sơ, những ngôi nhà gạch hai tầng, những đống gỗ cao như núi, những cột đáy thuyền chai, những bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà ánh đèn măng sông chiếu rực
· Sự độc đáo của chơ Năm Căn: chợ họp ngay trên sông, chỉ cẩn cập thuyền có thể mua bán được đủ thứ tiêu dùng thực phẩm. Đây còn là sự đông vui của người bán vải, người bán rượu đến từ nhiều vùng, có nhiều giọng nói, trang phục khác nhau...
6. Câu 6 trang 22 SGK văn 6 tập 2:
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rông lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng cực nam Tổ quốc
III. Luyện tập
1. Câu 1 trang 23 SGK văn 6 tập 2:
Cà Mau là vùng đất rộng lớn, hùng vĩ giàu sức sống hoang dã. Qua con mắt tinh tế của Đoàn Giỏi vùng sông nước hiện ra trước mắt người đọc thật sinh động với gam màu chủ đạo là “màu xanh lặng lẽ”. ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh chằng chịt như mạng nhện, mang vẻ đẹp huyền bí. Dọc theo hành trình tác gủa, xuôi dòng kênh BỌ Mắt đổ ra kênh Cửa Lớn và ra sông Năm Căn, con nước nhiệt thành “ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, vid thế mà tôm cá trù phú và đời sống con người rất đông vui. Chợ Năm Căn tấp nập với nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Tất cả được nhà văn miêu tả bằng giọng văn lôi cuốn hấp dẫn đầy tinh yêu thiên nhiên đất nước con người
2. câu 2 trang 23 SGK văn 6 tập 2:
Các con sông địa phương: sông Hồng, sông Mã, sông Cả….