Bài soạn "Tính từ và cụm tính từ" số 5 - 6 Bài soạn "Tính từ và cụm tính từ" lớp 6 hay nhất
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ 1. Tìm tính từ a) Câu a có các tính từ sau: bé, oai. b) Câu b có các tính từ sau: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo, vàng tươi. 2. Kể thêm một số tính từ : ngắn, dài, cao, thấp, đen, trắng, đỏ, lênh khênh, bồng bềnh, chậm chạp, nhanh nhẹn, yếu ...
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
1. Tìm tính từ
a) Câu a có các tính từ sau: bé, oai.
b) Câu b có các tính từ sau: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo, vàng tươi.
2. Kể thêm một số tính từ: ngắn, dài, cao, thấp, đen, trắng, đỏ, lênh khênh, bồng bềnh, chậm chạp, nhanh nhẹn, yếu ớt, mạnh mẽ, chót vót... Các tính từ này chỉ rõ hình dạng, kích thước, màu sắc, trạng thái của sự vật.
3. So sánh tính từ với động từ:
Cũng giông như động từ, tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn...
Nhưng các động từ, tính từ rất hạn chế trong việc kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng.
So với động từ, khả năng làm vị ngữ trong câu của tính từ cũng hạn chế hơn. Còn khả năng làm chủ ngữ trong câu thì tính từ cũng tương tự như động từ.
Tóm tắt:
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn... để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
II. CÁC LOẠI TÍNH TỪ
Câu 1. - Những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá): dài, ngắn, cao, thấp, đen, trắng, đỏ, chậm chạp, nhanh nhẹn, yếu ớt, mạnh mẽ.
- Những từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ: lênh khênh, bồng bềnh.
Câu 2. Giải thích:
- Các từ: dài, ngắn, cao, thấp, đen, trắng, đỏ, chậm chạp, nhanh nhẹn, yếu ớt, mạnh mẽ... là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối nên chúng có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.
Các từ: lênh khênh, bồng bềnh, chót vót... là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối nên không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.
Tóm tắt: Có hai loại tính từ đáng chú ý:
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
III. CỤM TÍNH TỪ
Câu 1. Vẽ mô hình cụm tính từ:
Phần trước - Phần trung tâm -Phần sau
vốn đã rất - nhỏ lại
yên tĩnh - sáng
vằng vặc ở trên không
Câu 2. Tìm thêm các từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm tính từ.
- từ bao đời nay vốn đã rất yên tĩnh.
Những từ ngữ mới thêm vào làm rõ thêm ý nghĩa về mặt thời gian.
- nhỏ lại, sáng vằng vặc như một chiếc gương tròn ở trên không.
Những từ ngữ mới thêm vào làm rõ thêm ý nghĩa về hình dáng và độ trong trẻo của trăng.
IV. LUYỆN TẬP
Câu 1. Gạch dưới các cụm tính từ trong 5 câu sau:
a) Nó sun sun như con đỉa.
b) Nó chần chẫn như cái đòn càn.
c) Nó bè bè như cái quạt thóc.
d) Nó sừng sững như cái cột đình.
đ) Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Câu 2. Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong các câu trên có tác dụng phê bình và gây cười vì:
- Xét về mặt cấu tạo, tính từ trong các câu trên thuộc kiểu cấu tạo của từ láy. Từ láy thường có tác dụng gợi ra hình dáng, kích thước đặc điểm, tính chất... của sự vật một cách khá cụ thể.
- Hình ảnh mà các tính từ gợi ra không lớn lao, khoáng đạt (trừ trường hợp so sánh chân voi như cái cột đình)
- Vì thế các sự vật đem ra so sánh nói chung là quá nhỏ bé, tầm thường không phù hợp với vóc dáng to lớn và mạnh mẽ của một con voi.
Điều này nói lên việc phán đoán sai và phiến diện của mấy ông thầy bói về con voi.
Câu 3. So sánh cách dùng động từ và tính từ trong 5 câu văn tả biển (trong truyện Ồng lão đánh cá và con cá vàng):
- Biển gợn sóng êm ả.
- Biển xanh đã nổi sóng
- Biển xanh nổi sóng dữ dội
- Biển nổi sóng mù mịt
- Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Ở đây có sự kết hợp giữa động từ và tính từ để miêu tả sự nổi giận của biển ngày một tăng cao: gợn sóng êm ả - nổi sóng - nổi sóng dữ dội - nổi sóng mù mịt - nổi sóng ầm ầm.
Câu 4. Quá trình thay đổi từ không đến có rồi lại từ có trở lại không trong đời sống của vợ chồng ông lão đánh cá thể hiện rõ trong cách dùng các cụm danh từ và các tính từ:
- Những cụm danh từ trong 8 ví dụ đã nêu có kết cấu giống nhau tuy có thêm bớt một vài phụ từ.
- Ý nghĩa của câu đặc biệt thể hiện ở cách thay đổi các tính từ và các danh từ:
+ Thay đổi tính từ:
sứt mẻ - mới - sứt mẻ
nát - đẹp - to lớn - nguy nga - nát
+ Thay đổi các danh từ: túp lều - ngôi nhà - tòa lâu đài - cung điện - túp lều