31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Tìm hiểu chung về văn tự sự" số 3 - 6 Bài soạn "Tìm hiểu chung về văn tự sự" lớp 6 hay nhất

I - Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự Câu 1: Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau : - Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháy nghe đi 1 - Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào. - Bạn An gặp chuyện gì mà lai thôi học nhỉ ...

I - Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

Câu 1: Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau :

- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháy nghe đi 1

- Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào.

- Bạn An gặp chuyện gì mà lai thôi học nhỉ ?

- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết được câu trả lời, thông tin bổ ích mà mình đã hỏi và người kể sẽ phải kể, truyền đạt cho người nghe biết được và hiểu được nội dung mình đang kể.

b) - Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ : Nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc mà Lan đã làm để giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và những sinh hoạt thường ngày; vì những việc đó sẽ có ý nghĩa chứng tỏ Lan là người bạn tốt.

- Tương tự như vậy, nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì không thể coi câu chuyện ấy có ý nghĩa, bời vì không đáp ứng được mục đích (nhu cầu cần được biết) của người hỏi.


Câu 2: Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì ? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào?) Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng ?

Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho biết:

- Truyện kể về Thánh Gióng

- Ở đời Hùng Vương thứ sáu

- Thánh Gióng đánh tan giặc Ân

- Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần quả cảm của Thánh Gióng

Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng, bởi vì câu chuyện kể về quá trình ra đời, trưởng thành, lập chiến công, thành Thánh của vị anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.

Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao ? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức (cách thức) tự sự.

Thứ tự các sự việc của câu chuyện có thể liệt kê như sau :

- Sự việc Gióng ra đời

- Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

- Gióng lớn nhanh, cưỡi ngựa đi đánh giặc

- Giặc tan, Gióng bay về trời

- Vua lập đền thờ và phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương

Đặc điểm của phương thức tự sự:

Phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia , cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.


II - Luyện tập

Câu 1: Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Ông già và Thần Chết

Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói :

- Chà, giá Thần Chết đến mang ta đi có phải hơn không ?

Thần Chết đến và bảo :

- Ta đây, lão cần gì nào ?

Ông già sợ hãi bảo :

- Lão muốn ngày nhấc hộ bó củi lên cho lão.

(Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu)

- Phương thức tự sự trong truyện: kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ.

- Câu chuyện ca ngợi trí thông minh, nhanh trí của con người.


Câu 2: Bài thơ sau đây có phải tự sự không, vì sao ? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.

- Bài thơ Sa bẫy của Nguyễn Hoàng Sơn được thể hiện theo phương thức tự sự, vì nội dung bài thơ là kể lại một câu chuyện có thứ tự và có kết thúc.

- Có thể kể lại như sau: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng rất thơm. Cả hai đều thú vị vì nghĩ đến cảnh sẽ bẫy được lũ chuột háu ăn, nhưng kết cục bẫy sập. chuột chưa kịp đến ăn thì chính mèo đã sa bẫy.


Câu 3: Hai văn bản sau đây có nội dung tự sự không ? Vì sao ? Tự sự ở đây có vai trò gì ?

- Hai văn bản này đều có nội dung tự sự vì cả hai văn bản đều dùng để trình bày diễn biến sự việc.

- Tự sự ở đây có vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn.


Câu 4: Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.

Kể lại câu chuyện:

Truyền thuyết kể lại rằng tổ tiên người Việt xưa là Hùng Vương, lập nên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Hùng Vương là con trai của Long Quân và Âu Cơ. Long Quân ở Lạc Việt (là Bắc Bộ Việt Nam bây giờ), thuộc nòi Rồng thường ở dưới nước. Âu Cơ là tiên, ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dòng Thần Nông. Long Quân gặp Âu Cơ, lấy nhau, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương truyền lại nhiều đời. Vì thế, người Việt Nam vẫn tự xưng là con Rồng cháu Tiên để tưởng nhớ tổ tiên của mình.


Câu 5: Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không ?

Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích thông qua những câu chuyện cụ thể để thấy Minh:

- Chăm học

- Học giỏi

- Thường xuyên giúp đỡ bạn bè.


Ghi nhớ:

- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0