31/03/2021, 15:27

Bài soạn "Thuyết minh về một thể loại văn học" số 3 - 6 Bài soạn "Thuyết minh về một thể loại văn học" (lớp 8) hay nhất

I. Từ quan sát, nghe - đọc đến mô tả, thuyết minh về một thể loại văn học Đề bài: Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú. 1. Quan sát Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời các câu hỏi :a. Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi ...

I. Từ quan sát, nghe - đọc đến mô tả, thuyết minh về một thể loại văn học

Đề bài: Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú.


1. Quan sát

Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời các câu hỏi :a. Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không?b. Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là tiếng trắc, kí hiệu T. Hãy ghi kí hiệu bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ đó.c. Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau, biết rằng nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là “đối” nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là "niêm” với nhau (dính nhau).


Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.d. Vần là bộ phận của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có). Những tiếng có bộ phận vần giống nhau, ví dụ: an, than, can, man... là những tiếng hiệp vần nhau. Vần có thanh huyền hoặc thanh ngang gọi là vần bằng, ván có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là vần trắc. Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay vần trắc.e. Thơ muốn nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại một chút trước khi đọc tiếp đến hết dòng. Chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu một chỗ ngừng có nghĩa. Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bài ngắt nhịp như thế nào?


Trả lời:

a. Quan sát:

  • Quan sát hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá Côn Lôn. - Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 tiếng, số dòng số chữ bắt buộc theo quy định.
  • Quan hệ bằng trắc theo quy định, đặc biệt ở các tiếng 2-4-6.
  • Vẫn rơi vài câu cuối dòng, vần bằng vào các câu 2-4-6-8: non, hôn, sen, con. - Ngắt nhịp 4/3/ “Vẫn là hào kiệt / vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì / hãy ở tù’’.

b. Ghi lại luật bằng, trắc. Những từ có dấu huyền, không dấu (thanh bằng – B), các dấu còn lại (thanh trắc – T)


Bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu. (T-B-B-T-T-B-B)

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. (T-T-B-B-T-T-B)

Đã khách không nhà trong bốn biển, (T - T - B - B - B - T - T)

Lại người có tội giữa năm châu. (T-B-T-T-T-B-B)

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, (T-B B-T-B-B-T)

Mà miệng cười tan cuộc oán thù. (T - T - B - B - T - T - B)

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, (B-T-T-B-B-T-T)

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. (B-B-B-T-T-B-B)


Bài Đập đá ở Côn Lôn

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, (B-B-T-T-T-B-B)

Lừng lẫy làm cho lở núi non. (B-T-B-B-T-T-B)

Xách búa đánh tan năm bảy đống, (T - T - T - B - B - T - T)

Ra tay đập bể mấy trăm hòn. (B-B-T-T-T-B-B)

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, (T-B-B-T-B-B-T)

Mưa nắng càng bền dạ sắt son. (B-T-B-B-T-T-B)

Những kẻ vá trời khi lỡ bước, (T-T-T-B-B-T-T)

Gian nan chi kể việc con con. (B- B - B - T - T - B - B)


c. Dòng 1 và 2 đối nhau, dòng 2 và 3 niêm nhau... Bài thơ được làm theo thể bằng.
Các tiếng có vần giống nhau là những tiếng cuối của các dòng : 1, 2, 4, 6, 8 (vần on). Đó là vần bằng.
d. Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/ 3.


2. Lập dàn bài:

Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú
Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể thơ:
Số câu, số chữ trong mỗi bài
Quy luật bằng trắc của thể thơ
Cách gieo vần của thể thơ
Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ
Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ

Ghi nhớ:

  • Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
  • Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.

Câu 1+2: trang 154 sgk Ngữ Văn 8 tập một

Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng. Đọc phần trích sau để tìm thấy những gợi ý cần thiết cho việc lập dàn bài và viết bài.


TRUYỆN NGẮN

Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã họi. Do đó, truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.


Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kêt cấu của truyện ngán thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Do đó mà tuyện ngắn thường là ngắn.

Truyện ngắn tuy ngắn nhưng cũng có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Tác phẩm của nhiều bậc thầy trong thể loại này đã cho ta biết điều đó.


Trả lời:

Truyện ngắn là một thể loại văn học gần gũi và ta có thể sẽ tiếp xúc hàng ngày với chúng. Có rất nhiều những nhận định khác nhau về truyện ngắn, song, truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ để tái hiện lại một mảnh nhỏ của cuộc sống, có thể là môt biến cố, một hành động, một trạng thái trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Truyện ngắn thường có dung lượng ngắn, khoảng vài trang hoặc vài chục trang, sự kiện và nhân vật không nhiều. Còn những truyện cực ngắn chỉ khoảng vài trăm chữ.


Truyện ngắn có những đặc điểm chính là truyện có rất ít nhân vật và sự kiện; cốt truyện thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế; kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề. Trước hết, truyện ngắn có rất ít nhân vật và sự kiện. Các truyện ngắn thường chỉ tập trung tái hiện một khía cạnh của tính cách nhân vật hay một mặt nào đó của xã hội nên số lượng nhân vật rất ít, thậm chí có những truyện chỉ có 2-3 nhân vật.


Hệ quả của số lượng nhân vật ít là biến cố trong, sự kiện trong truyện cũng không nhiều. Bởi người nghệ sĩ sẽ chỉ lựa chọn một hoặc một vài sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật để khắc họa tính cách, số phận của nhân vật mà thôi. Như trong tác phẩm Tôi đi học tác giả đã lựa chọn cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày khai giảng đầu tiên của cuộc đời, nhân vật trong truyện chỉ có người mẹ và nhân vật tôi. Truyện ngắn Lão Hạc có nhân vật lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu con trai, vợ ông giáo (chỉ được nhắc qua), những người dân trong làng (xuất hiện với vai trò là người chứng kiến cái chết của lão Hạc) và có sự kiện nổi bật trong tác phẩm là khi lão Hạc quyết định bán con chó Vàng để không phải ăn vào tiền của cậu con trai. Còn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri câu chuyện chỉ xoay quanh các nhân vật Giôn-xi, cụ Bơ-men và Xiu với bức họa Chiếc lá cuối cùng .


Thứ hai, cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể chọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Thanh Tịnh đã lựa chọn không gian biến đổi từ nhà tới trường học, trong khoảng thời gian như được kéo dài từ tối hôm trước đến sáng hôm sau, khi con bước chân qua cánh cổng trường để bắt đầu đi học. Nam Cao lựa chọn khắc họa lão Hạc trong khoảng thời gian lão sống xa con, lúc lão ốm đau bệnh tật và lựa chọn cái chết đau đớn đế giữ lại mảnh vườn cho con trai. Còn O. Hen-ri lại bắt đầu câu chuyện của mình bằng sự chán nản, tuyệt vọng để rồi người đọc thấ được sự hồi sinh trong tâm hồn cô gái trẻ khi trông thấy bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng bên bậu cửa sổ của cụ Bơ-men. Cả ba tác phẩm người đọc chỉ nhìn thấy một đoạn, một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật chứ không phải là toàn bộ cuộc đời họ, từ lúc họ sinh ra, lớn lên, trưởng thành như thế nào.Điều ấy cũng đồng nghĩa với truyện ngắn chỉ là những khoảng khắc của cuộc sống, của đời người, nhưng chừng ấy cũng đủ để người đọc nhận ra được bản chất của nhân vật, con người trong tác phẩm ấy.


Cuối cùng, kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề của tác phẩm. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra được sự thay đổi trong tâm trạng, suy nghĩ và hành động của cả người mẹ và đứa con trước ngày khai trường đầu tiên trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh. Đó là những cảm xúc rất mơ hồ, bâng khuâng và khó tả khiến cho người ta dường như lớn lên, trường thành hơn. Sự đối lập trong hành động của đứa trẻ trước đó và trong đêm trước ngày tựu trường thật khác: tự thu dọn đồ chơi gọn gàng, đi ngủ sớm hơn,...giúp tác giả nhấn mạnh sự thay đổi trong cảm xúc của con trẻ, của người mẹ trong giờ khắc thiêng liêng ở những bước chân đầu đời của con.


Không phải ngẫu nhiên Nam Cao lại đặt nhân vật ông giáo trong cái nhìn đối sánh với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của mình. Tác giả muốn ông giáo có thể tìm thấy được mình trong cuộc đời của lão Hạc và cùng là để ca ngợi phẩm chất cao thượng, lương thiện của người nông dân trong xã hội xưa. O. Hen-ri đã rất thành công khi sử dụng hai lần thủ pháp đảo ngược tình huống gây ra sự bất ngờ đến ngỡ ngàng cho người đọc. Sự hồi phục đầy kinh ngạc của Giôn-xi và cái chết không báo trước của cụ Bơ-men. Tất cả những chi tiết ấy là làm sống dậy tình người giữa những con người nghèo khổ với nhau.


Tuy dung lượng không dài song truyện ngắn là một thể loại mang tới cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc và những bài học nhận thức sâu sắc trong cuộc sống. Đến tận ngày nay, vai trò của truyện ngắn trong đời sống của con người vẫn không thể phủ nhận.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0