31/03/2021, 14:52

Bài soạn: "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" số 3 - 6 Bài soạn: "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" lớp 6 hay nhất

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 88 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 1. Ví thử có nhận định rằng : Trước lệnh của nhà vua triệu vào cung chữa bệnh cho bậc quý nhân, Thái y lệnh đã có cách ứng xử vừa cứng cỏi, vừa mềm dẻo, vừa thông minh nhưng cũng vừa láu lỉnh. Em đồng ý điểm nào và ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 88 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 1. Ví thử có nhận định rằng : Trước lệnh của nhà vua triệu vào cung chữa bệnh cho bậc quý nhân, Thái y lệnh đã có cách ứng xử vừa cứng cỏi, vừa mềm dẻo, vừa thông minh nhưng cũng vừa láu lỉnh. Em đồng ý điểm nào và không đồng ý điểm nào ? Vì sao ?

Bài tập

1. Ví thử có nhận định rằng : Trước lệnh của nhà vua triệu vào cung chữa bệnh cho bậc quý nhân, Thái y lệnh đã có cách ứng xử vừa cứng cỏi, vừa mềm dẻo, vừa thông minh nhưng cũng vừa láu lỉnh. Em đồng ý điểm nào và không đồng ý điểm nào ? Vì sao ?

2. Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở nhân vật Thái y lệnh trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng với nội dung y đức được nêu trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (phần Đọc thêm, trang 166, SGK). Có thể có ý kiến cho rằng : Y đức của Thái y lệnh cao hơn y đức trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát. Em nghĩ sao về ý kiến đó ?

3. Hãy đặt các nhan đề khác cho văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mà không làm sai lệch ý cơ bản của nó.

4. Hãy phân tích lời thơ của Nguyên Đình Chiểu và lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ y tế được trích ở phần Đọc thêm (trang 165 - 166, SGK). Qua đó, hãy nêu lên truyền thống y đức (đạo đức của người thầy thuốc) của dân tộc ta.

Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về ý nghĩa của hai dòng cuối cùng trong văn bản : "Về sau... không để sa sút nghiệp nhà".


Gợi ý làm bài

Câu 1. Cần hiểu ý nghĩa của bài tập là nhằm rèn luyện năng lực nhận xét, lựa chọn những ý kiến với độ chính xác cao và cũng là khả năng phân biệt những điều đúng, sai bằng cách giải thích được tại sao đúng, tại sao sai, trong khi học văn.

- Đọc kĩ lại văn bản, chú ý đặc biệt đến những hành động, lời nói của nhân vật Thái y lệnh để từ đó suy nghĩ về tính cách của ông biểu hiện khi có lệnh của nhà vua.

- Gạch dưới những nét tính cách của Thái y lệnh được nêu lên trong lời nhận định trên.

- Nhận xét về sự đúng sai trong từng nét tính cách được nêu lên trong đó. Giải thích vì sao đúng, vì sao sai.

- Viết lại đầy đủ và chính xác những nét tính cách của Thái y lệnh qua ứng xử của ông.


Câu 2. Cần hiểu ý của bài tập là nhằm rèn luyện năng lực so sánh những vấn đề nội dung trong các văn bản, nêu lên những điểm giống nhau hoặc khác nhau, mức độ của từng nội dung vấn đề sao cho chính xác, khách quan, không thiên vị. Mặt khác, còn nhằm rèn luyện khả năng phán xét đúng, sai trước ý kiến của người khác một cách thoả đáng.

Cách tiến hành :

- Đọc kĩ lại văn bản, xem kĩ lại bài giảng truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ghi lại đầy đủ những nét phẩm chất cao đẹp trong y đức của nhân vật Thái y lệnh.

- Đọc kĩ lời thề của Hi-pô-cờ-rát và ghi lại những ý cơ bản thuộc nội dung y đức được nêu lên trong đó.

- So sánh nội dung y đức của nhân vật Thái y lệnh và nội dung y đức của Hi-pô-cờ-rát. Nêu lên những điểm chung và mức độ khác nhau giữa các nội dung đó.

- Phát biểu ý kiến về nhận định cho rằng, nội dung y đức của nhân vật Thái y lệnh cao hơn nội dung y đức trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát.


Câu 3. Cần hiểu ý nghĩa của bài tập là nhằm rèn luyện năng lực chuyển hoá và lựa chọn cách diễn đạt ý tứ tối ưu trong việc học văn.

Cách tiến hành :

- Viết lại chính xác nhan đề truyện đã được ghi trong SGK.

- Suy nghĩ và viết thêm các nhan đề khác mà vẫn đảm bảo đúng ý cốt lõi cho nhan đề. Ví dụ : Tấm lòng là gốc rễ của nghề thầy thuốc,...

- Chọn một nhan đề mà em cho là thích đáng nhất.


Câu 4. Trước hết cần hiểu ý nghĩa của bài tập là nhằm rèn luyện năng lực phân tích và tống hợp trong khi học văn. Ở đây là phân tích lời thơ của Nguyễn Đình Chiểu và lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó tổng hợp và nêu lên những nét thuộc nội dung truyền thống y đức của dân tộc ta.

Cách tiến hành :

- Lần lượt phân tích từng văn bản trước khi tổng hợp nêu vấn đề y đức của dân tộc ta.

- Khi phân tích lời thơ của Nguyễn Đình Chiểu cần : đọc kĩ đoạn thơ ba, bốn lần. Gạch dưới những cụm từ, những câu thơ cần phân tích. Phân tích, làm rõ những ý quan trọng trong từng cụm từ, từng câu thơ đó. Tổng hợp, tìm ra những điểm chính trong nội dung y đức được Nguyễn Đình Chiểu nêu lên.

- Khi phân tích lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cần : đọc kĩ lời thư ba, bốn lần. Gạch dưới những ý cần phân tích. Phân tích, làm rõ từng ý đó. So sánh mức độ giữa các ý. Tổng hợp, tìm những điểm chính trong nội dung y đức được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên.

- Từ kết quả phân tích từng văn bản, tổng hợp nêu lên nội dung truyền thống y đức của dân tộc ta đã được Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh phát ngôn.


Câu 5. Cần hiểu mục đích của bài tập này là nhằm giúp các em bước đầu nhận thức được một vấn đề rất lớn trong cuộc sống là làm sao xây dựng được truyền thống gia phong, gia đạo vốn là một truyền thống vô cùng cao đẹp trong đạo lí làm người của dân tộc ta xưa.

Cách tiến hành :

- Đọc kĩ chú thích (17), trang 164, SGK và nhận xét xem địa vị xã hội của con cháu thuộc gia đình của vị Thái y lệnh là thế nào.

- Từ đó, suy rộng ra là vấn đề gia phong, gia đạo hiểu theo nghĩa là một dòng dõi gia đình có đạo đức, có văn hoá.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0