31/03/2021, 14:46

Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận (Ngữ Văn 11) hay nhất

Nội dung bài học - Nắm vững khái niệm, mục đích, yêu cầu, vai trò của thao tác lập luận bình luận. - Ghi nhớ 3 bước thực hiện thao tác lập luận bình luận: + Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận (Nêu trung thực, ngắn gọn vấn đề). + Bước 2: Đánh giá vấn đề (Bày tỏ được quan ...

Nội dung bài học

- Nắm vững khái niệm, mục đích, yêu cầu, vai trò của thao tác lập luận bình luận.

- Ghi nhớ 3 bước thực hiện thao tác lập luận bình luận:

+ Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận (Nêu trung thực, ngắn gọn vấn đề).

+ Bước 2: Đánh giá vấn đề (Bày tỏ được quan điểm, thái độ, đánh giá của cá nhân với vấn đề).

+ Bước 3: Bàn bạc vấn đề (Mở rộng vấn đề bình luận).


Luyện tập

Câu 1 (trang 81 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

a. Cần xác định:

- Tham gia diễn đàn nên là bài bình luận. Vì đây là diễn đàn có rất nhiều người tham gia với rất nhiều quan điểm, ý kiến cá nhân. Bản thân mình phải đề xuất được quan niệm, ý kiến của mình về vấn đề chứa đựng trong đề tài và phải thuyết phục mọi người tán đồng với nhận xét, quan điểm đề xuất của mình.

b. Chỉ nên chọn 1 vấn đề để bàn luận trong các vấn đề cụ thể:

- Chống nói tục.

- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi".

- Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c. Dàn ý của bài văn: Theo 3 bước thực hiện thao tác lập luận bình luận:

- Đưa chính xác, chân thực những hiện tượng có liên quan đến vấn đề bản thân sẽ trình bày.

- Đánh giá vấn đề: Đồng ý hay phản đối, hoặc đưa ra ý kiến khác.

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

+ Nhắc đến thái độ, hành động, cách giải quyết vấn đề, hiện tượng vừa được nêu.

+ Bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ mà bản thân. Cần có liên hệ với trường học của mình và môi trường học đường, xã hội nói chung.


Câu 2 (trang 81 SGK ngữ văn 11 tập 2)

a. Trình bày luận điểm: Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

Gợi ý luận điểm cần trình bày:

- Lời nói nhã nhặn không phải là lời ba hoa, nói dối, tâng bốc sự thật với mục đích lấy lòng.

- Cuộc sống rất cần những lời nói nhã nhặn, lịch sự để tránh làm mất lòng nhau, qua đó còn thể hiện sự tôn trọng nhau.

- Học sinh càng cần sử dụng cách nói nhã nhặn để duy trì mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, giữ gìn và phát huy hình tượng học sinh thanh lịch trong lời ăn tiếng nói.

b. Bàn về một hiện tượng đang được quan tâm.

Gợi ý vấn đề: Bảo vệ môi trường

- Nêu vấn đề cần bình luận:

+ Môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

+ Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Đánh giá vấn đề:

+ Thực trạng môi trường hiện tại: Ô nhiễm nghiêm trọng.

● Môi trường không khí: Khói bụi, nhiễm độc,...

● Môi trường đất: Rác thải, túi nilon,...

● Môi trường nước: Tràn dầu, nước bẩn,...

+ Nguyên nhân:

● Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

● Ý thức của mỗi cá nhân, cộng đồng còn kém trong bảo vệ môi trường.

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

+ Mỗi người cần tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

+ Có các chương trình, chính sách bảo vệ môi trường, tuyên truyền phong trào bảo vệ môi trường.

c. Bàn về một vấn đề văn học: Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao qua "Chí Phèo".

Gợi ý:

- Vấn đề bàn luận: Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao.

- Đánh giá vấn đề: "Chí Phèo" đã bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, thấm đượm tính nhân văn.

- Bàn luận:

+ "Chí Phèo" mang đề tài người nông dân, nhưng lại là những người nông dân bị tha hóa.

+ Phản ánh bi kịch tinh thần, nỗi đau của kẻ đánh mất chính mình là Chí Phèo.

+ Bị cự tuyệt quyền làm người, quyền được sống là con đường ngắn nhất dẫn đến sự tha hóa của một con người.

Hình minh họa
Hình minh họa

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0