Bài soạn tham khảo số 5 - 5 Bài soạn Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Ngữ văn 12) hay nhất
Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 12 tập 1) a. Các luận điểm chính của bài: - Mở bài - Thân bài gồm 3 luận điểm + Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước. + Luận điểm 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến chống Pháp. + Luận điểm 3: Lục Vân ...
Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
a. Các luận điểm chính của bài:
- Mở bài
- Thân bài gồm 3 luận điểm
+ Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước.
+ Luận điểm 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng chiến chống Pháp.
+ Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, một tác giả lớn.
- Kết bài
b. Cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với nội dung của bài viết. Cách sắp xếp luận điểm ở trong tác phẩm khác với trật tự thông thường ở chỗ tác giả nói về con người cũng như tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu sau đó mới trình bày những nét đặc sắc trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2 (trang 53 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như "những vì sao có ánh sáng khác thường", "con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy" vì:
- Câu văn không trau chuốt, gọt dũa mà chân thực. Ánh sáng mà tác giả nói đến là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị,...
-“Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” tức là phải kiên trì, nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy.
- Nguyễn Đình Chiểu mới được biết đến qua tác phẩm Lục Vân Tiên, ngay cả với tác phẩm này cũng bị hiểu thiên lệch về nội dung và về văn.
- Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn rất ít được biết đến.
=> Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: cần có cái nhìn nhận sâu sắc, khoa học, hợp lí.
Câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tác giả giúp chúng ta nhận ra nhiều ánh sáng khác thường của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu:
- Cuộc sống và quan niệm sáng tác:
+ Đồ Chiểu là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc.
+ Ông sử dụng thơ văn như vũ khí chống lại bọn xâm lược, ca ngợi chính nghĩa và đạo đức.
- Thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ, ông cũng là lá cờ đầu trong dòng chảy thơ văn yêu nước cuối thế kỉ XIX, đặc biệt có giá trị là các bài như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Xúc cảnh.
- Truyện Lục Vân Tiên:
+ Nội dung tuy không mới khi đề cao chính nghĩa, đức hạnh nhưng tạo được những tấm gương gần gũi, sống động, cảm xúc.
+ Hình thức văn chương không trau chuốt, hoa mĩ mà nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn từ đầu đến cuối.
Câu 4 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay.
- Có rất ít người biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu kháng chiến chống Pháp.
- Khôi phục lại giá trị đích thực.
Câu 5 (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây:
- Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi.
- Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 54 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Việc học những tác phẩm như "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" trong nhà trường là rất bổ ích. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc vẫn là một tác phẩm vô giá.
* Giá trị nội dung:
- Là trang sử vẻ vang của nhân dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược.
- Là bài ca về những người anh hùng nông dân thất thế nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
- Ghi lại cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta, tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.
* Giá trị nghệ thuật
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén
- Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm
- Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc
=> Việc học những tác phẩm như "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là rất bổ ích.