Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Luyện tập thao tác lập luận phân tích (Ngữ Văn 11)
Bài 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): a. Những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ - Biểu hiện của thái độ tự ti : +Luôn tự coi mình là kém cỏi, không bằng mọi người +Mặc cảm e dè, không dám phấn đấu, không dám vươn lên -Biểu hiện của thái độ tự phụ: +tự coi mình là hơn ...
Bài 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
a. Những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ
- Biểu hiện của thái độ tự ti :
+Luôn tự coi mình là kém cỏi, không bằng mọi người
+Mặc cảm e dè, không dám phấn đấu, không dám vươn lên
-Biểu hiện của thái độ tự phụ:
+tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng mình.
+Kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân.
b. Tác hại của tự ti và tự phụ :
-Tự ti: Dễ xa lánh mọi người, ít có điều kiện học tập để tiến bộ, tự mình làm mất đi ý chí tiến thủ, sống không hòa hợp với tập thể và cộng đồng.
-Tự phụ: Khó gần mọi người, dễ nảy sinh chủ quan, không ọc hỏi được tập thể để tiến bộ, dễ bị cô lập do lối sống ích kỉ, không hòa hợp với cộng đồng.
c. Khẳng định một thái độ sống hợp lí:
Sống phải hòa hợp với mọi người trong một quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau, học hỏi nhau để cùng tiến bộ.
Bài 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Phân tích hình ảnh sĩ tử, quan trường:
a. Xác định các ý chính cần có:
- Nghệ thuật sử dụng từ lôi thôi, ậm ọe
+ Lôi thôi => từ láy tượng hình chỉ sự lôi thôi, luộm thuộm
+ ậm oẹ => từ láy tượng thanh chỉ âm thanh to vướng trong cổ họng nên nghe không rõ tiếng
- Phân tích nghệ thuật đảo trật tự cú pháp
+ Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Sĩ tử vai đeo lọ lôi thôi
+ ậm oẹ quan trường miệng thét loa / Quan trường miệng thét loa ậm oẹ
- Phân tích sự đối lập giữa 2 hình ảnh sĩ tử và quan trường
- Suy nghĩ về cách thi cử ngày xưa
b. Xác định cách lập luận: Tổng- phân- hợp
- Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, cú pháp, hình ảnh
- Nêu cảm nghĩ về cách thi cử ngày xưa và liên hệ cách thi cử ngày nay.