Bài soạn tham khảo số 2 - 5 Bài soạn Luyện tập thao tác lập luận phân tích (Ngữ Văn 11)
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1): - Tự ti + Giải nghĩa: tự ti là thói quen sống mặc cảm về bản thân, không dám thể hiện, bày tỏ chính mình. + Biểu hiện của tự ti: Ngại bày tỏ ý kiến, không dám tranh luận, ngại chia sẻ về bản thân mình. + Tác hại: Người tự ti ...
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Tự ti
+ Giải nghĩa: tự ti là thói quen sống mặc cảm về bản thân, không dám thể hiện, bày tỏ chính mình.
+ Biểu hiện của tự ti: Ngại bày tỏ ý kiến, không dám tranh luận, ngại chia sẻ về bản thân mình.
+ Tác hại: Người tự ti sẽ ngày càng bị mọi người xa cách, xem nhẹ, không khám phá được hết khả năng của bản thân, không có cơ hội phát triển, thành công,…
+ Giải pháp: Sống tự tin là chính mình, trau dồi bản thân về mọi mặt, hòa đồng với mọi người.
- Tự phụ
+ Giải nghĩa: tự phụ là thói quen sống quá tự tin vào bản thân, cho rằng mình là nhất, mình luôn đúng.
+ Biểu hiện của tự phụ: Xem thường người khác, không lắng nghe ý kiến của người khác, bảo thủ.
+ Tác hại: Người tự phụ không có được sự đồng cảm, đồng tình của mọi người, không nhận ra khiếm khuyết của bản thân, dễ mắc sai lầm,…
+ Giải pháp: Phải biết khiêm tốn, biết học hỏi xung quanh, lắng nghe ý kiến của mọi người,…
Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Hình ảnh sĩ tử và quan trường:
+ Lôi thôi, âm ọe: hai từ láy gợi hình, diễn tả dáng vẻ lếch thếch, luộm thuộm, không đứng đắn, không đáng tin cậy.
+ Biện pháp đảo trật tự từ: tình từ (lôi thôi, ậm ọe) đứng trước danh từ (sĩ tử, quan trường), vai đeo lọ, miệng thét loa -> nhấn mạnh sự bất thường, sự trái ngược với truyền thống.
+ Hình ảnh vai đeo lọ, miệng thét loa: trường thi nhốn nháo như một cái chợ, không còn vẻ quy củ, nề nếp, trọng đại.
+ Cảm nhận về cảnh thi cử: trường thi là một trong những biểu hiện của xã hội ô hợp, nhố nhăng của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, thể hiện thái độ căm ghét của tác giả.