Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Ngữ Văn 11) hay nhất
Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): a. - Hiện đại hoá: quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VHTĐ và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây - Nhân tố: + Đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều đô thị và nhiều tầng lớp mới + Nền văn học ...
Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
a.
- Hiện đại hoá: quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VHTĐ và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây
- Nhân tố:
+ Đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều đô thị và nhiều tầng lớp mới
+ Nền văn học chịu ảnh hưởng nhiều hơn của nền văn học Pháp.
+ Chữ quốc ngữ ra đời
+ Nghề báo in xuất bản ra đời và phát triển
- Qúa trình hiện đại hóa: chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920.
+ Giai đoạn 2: Từ 1920 đến 1930.
+ Giai đoạn 3: Từ 1930 đến 1945.
b.
- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp: hình thành theo hai bộ phận và phân hóa thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau
c. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Nguyên nhân:
- Sự thúc bách của thời đại
- Sự vận động tự thân của văn học: Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh, sự phát triển của tiếng Việt, sự thức tỉnh ý thức cá nhân
Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
a.
- Truyền thống tư tưởng lớn nhất: chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân đạo.
- Đóng góp mới: phát huy trên tinh thần dân chủ.
b.
- Các thể loại văn xuôi phát triển đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn, sự ra đời của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ và phóng sự , bút kí, phê bình VH phát triển
- Sự cách tân trong tiểu thuyết và thơ ca:
+ Tiểu thuyết: Xoá bỏ những đặc điểm của tiểu thuyết trung đại
+ Thơ ca: Phá bỏ các quy phạm chặt chẽ, thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính phi ngã.
Luyện tập (trang 91 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Trong ba mươi năm đầu TK 20, sự đổi mới còn vấp phải sự ảnh hưởng, níu kéo của yếu tố văn học cũ nên văn học từ năm 1900 đến 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời.