Bài soạn tham khảo số 3 - 6 Bài soạn Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) (Ngữ Văn 11) hay nhất
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm 1. Về tác giả - Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo. - Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng. - Ông nổi tiếng về tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự. ...
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Về tác giả
- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo.
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng.
- Ông nổi tiếng về tiểu thuyết, truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể loại phóng sự.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936); các tiểu thuyết: Giống tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938).
2. Tiểu thuyết Số đỏ đăng báo năm 1936. Tác phẩm được đánh giá vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam, kể từ khi có chữ quốc ngữ.
3. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là toàn bộ chương XV của tác phẩm Số đỏ. Qua đoạn trích Vũ Trọng Phụng đã phê phán mãnh liệt bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị ngày ấy.
II. Hướng dẫn soạn bài
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến cho Tuyết vậy): Niềm vui và hanh phúc của các thành viên khi cụ tổ qua đời
- Phần 2 (tiếp đến đám cứ đi): cảnh đám ma gương mẫu
- Phần 3 (còn lại): Cảnh hạ huyệt
Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Nhan đề của đoạn trích chứa đựng một mâu thuẫn đầy nghịch lí, kích thích trí tò mò của người đọc:Tang gia mà lại hạnh phúc. Gia đình có tang mà lại vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc.
- Hạnh phúc: Là niềm vui của con người khi đạt được những ước nguyện trong cuộc sống.
- Tang gia: Là lúc mọi người buồn đau khôn xiết khi người thân ra đi mãi mãi.
→ Nhan đề đã phản ánh một sự mâu thuẫn trong tâm lí con người: 1 bên là sự hạnh phúc, 1 bên là sự mất mát không thể bù đắp được, vậy mà chúng lại song hành, gắn kết với nhau.
=> Nhan đề dự báo một màn kịch sắp diễn ra với nhiều cảnh nghịch lí, nhiều pha cười ra nước mắt.
Vũ Trọng Phụng rất tài tình trong việc xây dựng tình huống truyện độc đáo: Cụ cố tổ mất đi nghĩa là tờ di chúc của cụ đã đến lúc được thực hiện, nghĩa là từ đây cái gia tài kếch xù của cụ được chia cho con và cháu, trai và gái, dâu và rể... “chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa”. Như vậy cái chết của cụ đã được mọi người chờ đợi, thậm chí mong muốn nó đến thật nhanh từ rất lâu rồi.
=> Từ tình huống này làm bộc lộ những mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn hài kịch phong phú và biến hóa.
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Cái chết của cụ cố tổ là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình cụ vì khi cụ mất đi, cái chúc thư kia sẽ đi vào thực hành chứ không còn ở cái thời kì lí thuyết nữa.
* Niềm vui của các thành viên trong gia đình:
- Cụ cố Hồng:
+ Tuy năm mươi tuổi nhưng lâu nay vẫn mơ ước được gọi là cụ cố.
+ Dịp may đã tới, cụ nhắm nghiền mắt lại nghĩ đến lúc mình được mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy, ho ra máu diễn trò già yếu, ốm đau.
- Ông Văn Minh thích thú vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn trên lí thuyết viển vông nữa.
- Bà Văn Minh mừng rỡ vì được lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất.
- Cô Tuyết được dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ mình vẫn còn “nửa chữ trinh” nhưng đau khổ vì “không thấy bạn giai đâu cả”.
- Cậu Tú Tân sung sướng điên người vì lâu được sử dụng máy ảnh mà đã lâu không còn được dùng đến.
- Ông Phán mọc sừng sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến vậy.
- Xuân Tóc Đỏ ngày càng danh giá và uy tín vì chính y mà cụ cố tổ chết.
* Niềm vui của những người đến đưa đám ma:
- Hai tên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang lúc thất nghiệp, được thuê giữ trật tự cho đám tang. Đó là cơ hội không thể tốt hơn vì vừa nhàn nhã lại có tiền.
- Bạn bè cụ cố Hồng: có dịp phô trương đủ thứ huân chương, các kiểu quần áo, đầu tóc...
- Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái lịch có dịp tụ tập để hẹn hò nhau, bình phẩm nhau...
=> Tác giả đã khai thác triệt để những yếu tố mâu thuẫn để gây cười, nhưng cái cười của sự phê phán, mỉa mai, châm biếm về một xã hội thực dân Âu hóa rởm với tất cả sự lố lăng, đồi bại xuống dốc của đạo lí và nhân cách con người.
Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
“Cảnh đám ma gương mẫu”:
- Bề ngoài thật long trọng, gương mẫu nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước nhố nhăng: đi đến đâu huyên náo đến đấy, có sự phối hợp Ta - Tây - Tàu, tràn ngập vòng hoa, câu đối, mọi người thi nhau chụp ảnh như hội chợ ...
- Mọi người đi đưa tang người đi đông đúc, sang trọng. Họ mải mê “chim nhau, cười tình với nhau, chê bai nhau... bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”.
=> Đám ma diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên sự lố lăng, đồi bại của cái xã hội thượng lưu Âu hóa đương thời.
Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Số đỏ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Vũ trọng Phụng và được đánh giá là tác phẩm vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam, kể từ khi có chữ quốc ngữ. Thông qua tác phẩm, nhà văn đả kích sâu cay xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng, đồi bại đương thời.
Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Nghệ thuật trào phúng đặc sắc trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Nghệ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.
- Khai thác và sử dụng triệt để biện pháp nghệ thuật đối lập nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người để làm nổi bật lên tiếng cười.
- Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt.
- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.
Luyện tập
Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Hãy chỉ ra mâu thuẫn ...
- Mâu thuẫn trong đoạn trích thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm.
- Chân dung trào phúng được thể hiện rõ nét qua từng nhân vật: cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, cậu Tú Tân, ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ. Bên cạnh đó là chân dung của những người ngoài gia đình (hai tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa, bạn cụ cố Hồng...).