Bài soạn tham khảo số 2 - 6 Bài soạn Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) (Ngữ Văn 11) hay nhất
Tóm tắt Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích “Số đỏ”) kể lại đám tang rầm rộ, khoa trương, đầy những lố lăng, chướng mắt của cụ cố Hồng – một người giàu có của giới “thượng lưu” thành thị. Bố cục Phần 1 (từ đầu đến “đã gây ra cho Tuyết vậy”): Những tâm tư, niềm hạnh ...
Tóm tắt
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích “Số đỏ”) kể lại đám tang rầm rộ, khoa trương, đầy những lố lăng, chướng mắt của cụ cố Hồng – một người giàu có của giới “thượng lưu” thành thị.
Bố cục
Phần 1 (từ đầu đến “đã gây ra cho Tuyết vậy”): Những tâm tư, niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình trước cái chết của cụ cố tổ Hồng.
Phần 2 (tiếp theo đến “Đám cứ đi…”): Cảnh tượng một đám ma gương mẫu.
Phần 3 (đoạn còn lại): Cảnh hạ huyệt.
Câu 1 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Nhan đề: nghịch lý, ngược đời, báo hiệu sự bất thường.
+ Tình huống trào phúng của đoạn trích: niềm vui đến từ nỗi mất mát phải cách biệt âm dương với người thân trong gia đình mình -> tình huống hàm chứa sự chế giễu sâu cay.
Câu 2 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Cái chết của cụ cố tổ là dịp để cả nhà phô trương vẻ giàu có, hợp thời của mình với xung quanh.
+ Những niềm hạnh phúc:
- Danh tiếng của Xuân Tóc Đỏ càng vang dội hơn trước.
- Ông Phán mọc sừng được chia thêm một phần tài sản nhờ việc bị cắm sừng.
- Cụ cố Hồng được mặc bộ đồ xô gai, chống cái gậy, khóc mếu trước mọi người.
- Ông Văn Minh vui mừng vì di chúc sẽ được thực thi.
- Tú Tân nóng lòng được dùng cái máy ảnh của mình.
- Bà Văn Minh sốt ruột vì chưa được bận đồ xô gai tân thời.
- Những ông bạn thân cụ cố Hồng đến để khoa khoang những huy chương mình có.
- Bạn của cậu Tú Tân được trổ tài nhiếp ảnh.
- Đám trai gái có cơ hội để chim chuột nhau.
…
⇒ Những niềm hạnh phúc đến từ việc được trục lợi, thỏa mãn, khoe khoang.
Câu 3 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Cảnh đám ma gương mẫu:
+ Vẻ ngoài:
- Rầm rộ, đông đúc, náo nhiệt, thu hút sự chú ý của tất thảy mọi người.
- Ai nấy cũng trưng ra vẻ mặt buồn rầu, dáng điệu buồn rầu hợp thời hoặc đến để tỏ vẻ thành tâm chia buồn với gia chủ.
+ Thực chất:
- Là một đám ô hợp, nhố nhăng, tây ta tàu lẫn lộn.
- Những người đi đưa tang không tiếc thương, mong nhớ người khuất mà chỉ đến để thể hiện, thỏa mãn bản thân mình.
Câu 4 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời là xã hội thối nát, mục ruỗng về nhân cách, được gói bọc bên ngoài một vẻ tân thời hợp mốt nhưng thực chất là sự lố lăng, kệch cỡm.
+ Thái độ của nhà văn: lên án, chế giễu, khinh ghét.
Câu 5 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nghệ thuật trào phúng:
+ Sử dụng nghệ thuật miêu tả để tạo nên sự đối lập giữa cái bên ngoài và bản chất bên trong của hiện tượng.
+ Giọng điệu châm biếm, chế giễu, đả kích.
+ Sử dụng thủ pháp cường điệu, nói ngược.
Luyện tập
Câu 2 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Mâu thuẫn: hạnh phúc của con người đến từ chính sự mất mát, sự ra đi của người thân trong gia đình.
+ Chân dung trào phúng: Xã hội “thượng lưu” thành thị lúc bấy giờ với sự kệch cỡm, lố lăng bề ngoài và sự mục ruỗng, ráo cạn của tình người ở bên trong.
Ý nghĩa
Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước Cách mạng.