31/03/2021, 14:53

Bài soạn tham khảo số 2 - 6 Bài soạn Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) - Nguyễn Trãi (Ngữ Văn 10) hay nhất

I. Hướng dẫn soạn bài Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy có sức gợi hình tượng và cảm giác. - Ở câu 2, 3, 4, 5, 6 là các từ: đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi + Đùn đùn: sắc xanh ...

I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy có sức gợi hình tượng và cảm giác.

- Ở câu 2, 3, 4, 5, 6 là các từ: đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi

+ Đùn đùn: sắc xanh thẫm của tán hòe lớp lớp, liên tiếp tuôn ra.

+ Giương: rộng ra

+ Phun: gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu

+ Tiễn (ngát, nức): gợi tả sức lan tỏa của hương sen.

+ Âm thanh: lao xao, dắng dỏi, chợ cá, cầm ve: âm thanh rộn ràng, râm ran.

=> Sự vật vốn tĩnh trở nên động.

=> Tái hiện bức tranh màu sắc rực rỡ, tươi sáng. Bức tranh mùa hè rực rỡ màu sắc, âm thanh tươi vui, đầy sức sống.


Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Cảnh ngày hè hiện ra thật đẹp, đầy sức sống với những chi tiết cụ thể, sinh động:

- Tán hòe xanh thẫm che rợp.

- Thạch lựu bên hiên nhà còn phun màu đỏ.

- Sen hồng trong ao ngát mùi hương.

- Tiếng lao xao vọng lại từ làng chài.

- Tiếng ve như tiếng đàn vang dội lên.

=> Âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người như đang hài hòa trong sự vận động của quy luật sinh sôi.


Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Nhà thơ cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan:

+ Xúc giác: hóng mát.

+ Thị giác: màu xanh của hòe, đỏ của lựu, hồng của sen.

+ Khứu giác: mùi hoa sen.

+ Thính giác: tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve.

- Tấm lòng của tác giả:

+ Tha thiết yêu thiên nhiên, đất nước.

+ Tìm thấy trong tình yêu thiên nhiên có cội nguồn tình yêu cuộc đời, cuộc sống, yêu nhân dân.


Câu 4 (trang 118 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Tấm lòng của Nguyễn Trãi: Ước mong nhân dân tất cả các nơi được sống yên no, hạnh phúc =>Tư tưởng nhân nghĩa.

- Âm điệu câu thơ lục ngôn: Số chữ: 6 chữ => phá cách.

+ Âm điệu: đột ngột, ngắn gọn, súc tích =>sự dồn nén cảm xúc của bài thơ.

+ Điểm kết tụ: người dân.

=> Dòng thơ cuối có giọng điệu sâu lắng, tha thiết thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân cùng với hoài bão cao đẹp của nhà thơ.


Câu 5 (trang 119 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là:

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên đồng thời bộc lộ khát vọng về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

=> Thể hiện tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu đời, yêu dân, yêu nước.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi

Gợi ý:

- Vẻ đẹp thiên nhiên:

+ Hình ảnh: Hoè lục (đùn đùn, rợp giương), thạch lựu – phun thức đỏ, hồng liên – tịnh mùi hương.

+ Âm thanh: Lao xao, cầm ve

=> Bức tranh mùa hè rực rỡ màu sắc, âm thanh tươi vui, đầy sức sống.

- Tâm hồn Nguyễn Trãi:

+ Yêu thiên nhiên, yêu đời.

+ Nỗi niềm sâu kín, tấm lòng yêu thương dân, đất nước sâu sắc, cao cả.

=> Tư tưởng nhân nghĩa

=> Lí tưởng tiến bộ, cao đẹp

Hình minh họa
Hình minh họa

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0