31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" số 3 - 6 Bài soạn "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí" lớp 9 hay nhất

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đề 2: Đức tính trung thực. Để 3: Hút thuốc lá có hại. Đề 4: Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn ...

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Đề 2: Đức tính trung thực.

Để 3: Hút thuốc lá có hại.

Đề 4: Suy nghĩ từ câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Đề 5: Lòng biết ơn thầy, cô giáo.

1. Các đề bài trên có điểm giống nhau là đều yêu cầu người viết trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề tư tưởng hoặc đạo lí như: đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, đạo lí về lòng biết ơn thầy, cô giáo, đức tính trung thực,…

2. Một vài đề bài tương tự:

Suy nghĩ từ câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước thì thương nhau cùng.

Đức tính chuyên cần.
Tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam ở thế kỉ XXI.


II. Cách làm bài nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưỏng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi loại văn như tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng để tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa sau khi viết, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

Dàn bài chung của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí gồm ba phần:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Thân bài:
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.


B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Lập dàn bài cho đề 7, mục I, SGK: Tinh thần tự học.

1. Mở bài

Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tinh thần tự học:

Hiểu theo nghĩa hẹp: là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ.
Hiểu theo nghĩa rộng: tinh thần tự học còn được thể hiện ở chỗ tự mình khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí.
b. Đánh giá ý nghĩa của việc tự học.

Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh. Nó cũng thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.

+ Chủ động tìm sách vở, tài liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.

+ Tạo ra thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.

3. Kết bài

Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với hạnh phúc.
Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với tri thức mối của nhân loại.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0