Bài soạn tham khảo số 2 - 5 Bài soạn Lập luận trong văn nghị luận (Ngữ Văn 10) hay nhất
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm thuyết phục người đọc. II. Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm a. - Bàn về vấn đề: tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt ở nước ta, thái độ tự trọng trong việc sử ...
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm thuyết phục người đọc.
II. Cách xây dựng lập luận
1. Xác định luận điểm
a.
- Bàn về vấn đề: tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt ở nước ta, thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta).
- Quan điểm của tác giả: Khi nào thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài, bình thường nên dùng tiếng mẹ đẻ.
b. Có hai luận điểm cơ bản:
+ Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
+ Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ
a. Luận cứ cho luận điểm 1 ở văn bản "Chữ ta":
+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh … phía trên.
+ Đi đâu, nhìn đâu… chữ Triều Tiên.
+ Trong khi đó thì … nước khác.
- Luận cứ cho luận điểm 2 ở văn bản "Chữ ta":
+ Có một số tờ báo,… rất đẹp.
+ Nhưng các tờ báo… dịch những bài cần học.
+ Trong khi đó ở ta, … mấy trang thông tin.
b. Tất cả đều là luận cứ thực tế "mắt thấy tai nghe" của tác giả.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận.
a.
- Phương pháp lập luận được vận dụng trong văn bản của Nguyễn Trãi là phương pháp diễn dịch và lập luận theo quan hệ nhân - quả.
- Phương pháp lập luận được vận dụng trong văn bản “Chữ ta” là phương pháp quy nạp và so sánh, đối lập (lĩnh vực quảng cáo, báo chí của Hàn Quốc >< ở ta).
b. Một số phương pháp lập luận thường gặp trong văn nghị luận như: phương pháp nêu phản đề, phương pháp loại suy, phương pháp so sánh tương đồng,…
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- Luận điểm của lập luận: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú. - Các luận cứ của lập luận:
+ Các luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án tố cáo những thế lực tàn bào chà đạp lên con người; khẳng định đề cao con người.
+ Các luận cứ thực tế khách quan: liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII giữa thế kỉ XIX.
+ Phương pháp lập luận: phương pháp diễn dịch.
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nêu luận cứ cho ba luận điểm đã cho
a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích
- Sách đem lại tri thức phong phú về tự nhiên và xã hội.
- Sách giúp ta khám phá ra chính bản thân mình.
- Sách chắp cánh cho ước mơ và sáng tạo.
- Sách đem lại nhiều kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và giúp ta diễn đạt tốt hơn.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
- Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa.
- Không khí bị ô nhiễm.
- Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây, không thể ăn uống, tắm rửa.
- Môi trường đang bị tàn phá, đang bị hủy diệt.
c. Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
- Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.
Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Chọn một trong các lập luận vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một đoạn văn.
Tham khảo đoạn văn sau:
Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng. Mọi phong tục, tập quán, cách ứng xử văn hóa,…của dân tộc tự ngàn đời đến nay đều được lưu giữ trong sách. Vì thế qua sách, người đọc biết được vô vàn điều thú vị của cuộc sống thời xưa mà ngày nay không còn nữa. Ví dụ: phong tục nhuộm răng đen ở phụ nữ. Sách giúp con người khám phá bản thân mình, khám phá ra khả năng hướng thiện, hiểu hơn về bản thân. Khi đọc sách ta có những cảm xúc tích cực, thấy đồng điệu và thanh lọc tâm hồn ta. Sách chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng: đọc sách sẽ kích thích trí tưởng tượng và ước mơ của con người đến những miền đất lạ, đến với khát vọng cao đẹp, có ích cho cộng đồng. Con người sẽ ca ngợi cái đẹp, chân – thiện – mĩ và lên án những cái xấu xa, tàn bạo.