Bài soạn "Chỉ từ" số 5 - 6 Bài soạn "Chỉ từ" lớp 6 hay nhất
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 67 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 4. Đặt các câu có chỉ từ này, kia và phân biệt cách dùng chúng. (Khi nào thì dùng từ này, khi nào thì dùng từ kia ?) Bài tập 1. Bài tập 1, trang 138, SGK. 2. Bài tập 2, trang 138 -139, SGK. 3. Bài ...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 67 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 4. Đặt các câu có chỉ từ này, kia và phân biệt cách dùng chúng. (Khi nào thì dùng từ này, khi nào thì dùng từ kia ?)
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 138, SGK.
2. Bài tập 2, trang 138 -139, SGK.
3. Bài tập 3, trang 139, SGK.
4. Đặt các câu có chỉ từ này, kia và phân biệt cách dùng chúng. (Khi nào thì dùng từ này, khi nào thì dùng từ kia ?)
5. Chỉ từ ấy có thể trở về thời gian hay không gian, hay cả hai ? Đặt câu với từng ý nghĩa của từ ấy.
6. Đặt ba câu có chỉ từ, trong đó :
- Một câu có chỉ từ làm chủ ngữ ;
- Một câu có chỉ từ làm trạng ngữ ;
- Một câu có chỉ từ làm phụ ngữ của cụm danh từ.
7. Xác định ý nghĩa thời gian (có trỏ thời gian hiện nay không ?) và chức vụ ngữ pháp của từ nay trong đoạn sau :
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói :
- Phải đấy ! Chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Gợi ý làm bài
Câu 1. Trước hết, HS tìm các chỉ từ có trong các câu đã cho. Ví dụ :
a) (Hai thứ bánh) ấy
HS xác định ý nghĩa của từng chỉ từ trong mỗi câu (trỏ không gian, thời gian hay trỏ người, trỏ sự việc). Sau đó xác định chức vụ ngữ pháp (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, phụ ngữ,...) của từng chỉ từ. Ví dụ :
ấy:
- Trỏ vị trí của vật (hai cái bánh của Lang Liêu) trong không gian ;
- Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
Câu 2. Cần xét quan hệ giữa câu có chứa các cụm từ in đậm với những câu trước đó, từ đó tìm các chỉ từ thích hợp để thay thế. Ví dụ :
- đến chân núi Sóc -> đến đấy, đến đó, ..
Câu 3. Ba chỉ từ trong các cụm từ chỉ thời gian ở đoạn trích (năm ấy, chiều hôm đó, đêm nay) đều có ý nghĩa phiếm chỉ, vì vậy, không thay bằng từ hay cụm từ nào được. Từ đây, có thể thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng, nhiều khi không thay thế được.
Câu 4. HS đặt các câu có chứa chỉ từ này, kia để thấy vị trí trong không gian của các vật được nói đến so với vị trí của người nói xa hay gần.
Câu 5. Chỉ từ ấy có thể vừa trỏ không gian vừa trỏ thời gian. Ví dụ :
- Làng ấy ;
- Hồi ấy.
Câu 6. Chỉ từ có thể giữ nhiều chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu. Ví dụ :
- Đó là niềm tự hào của chúng tôi. (chủ ngữ)
- Nay, tôi phải đi rồi. (trạng ngữ)
- Tôi rất thích điều đó. (phụ ngữ của cụm danh từ)
Câu 7. Chú ý tìm hiểu xem từ nay có trỏ thời gian hiện nay không hay là trỏ thời điểm nào.
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp của câu để xác định chức vụ ngữ pháp cho từ nay.