31/03/2021, 14:50

Bài soạn "Ông già và biển cả" số 5 - 6 Bài soạn "Ông già và biển cả" của Hê-Minh-Uê lớp 12 hay nhất

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Ơ – nit Hê – minh – uê (1899 – 1961): nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sấu sắc trong văn học hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lố viết tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê – minh – uê: Mặt trời vẫn mọc ...

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Ơ – nit Hê – minh – uê (1899 – 1961): nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sấu sắc trong văn học hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lố viết tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới
Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê – minh – uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), chuông nguyện hồn ai (1940)
Truyện ngắn của hê – minh – uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”


2. Tác phẩm

Được xuất bản đầu tiên trên tạp chí Đời sống
Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê – minh – uê được trao giải Nô – ben
Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi”: dung lượng câu chữ ít nhưng “khoảng trống” được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản.


II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 trang 135 SGK ngữ văn 12 tập 2:

Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại amg nhiều hàm ý. Trước hết cho thấy, mặc dù đã ba ngày hai đêm đuổi theo con cá kiếm nhưng ông lão cũng chưa nhìn thấy con cá. Ông chỉ cảm nhận tình trạng của con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của nó và điều đó cũng cho thấy ông lão rất giàu kinh nghiệm. Mặt khác từ những vòng lượn đó mà ta hiểu được sự cố gắng con cá. Mặc dù đã mắc câu nhưng nó vẫn muốn thỏa ra khỏi sự bủa vây của người ngư phủ. Con cá kiếm rất kiên cường.


Câu 2 trang 135 SGK ngữ văn 12 tập 2:

Cảm nhận về con cá được miêu tả từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão. “Đến vòng lượn thứ ba” ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận: Cái bòng của nó rất dài,cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ…. từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn. Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó “phóng vút lên khỏi mặt nước”, lúc đó nó mới “phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp còn sức lực” của nó. Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, kiên hùng.


Câu 3 trang 135 SGK ngữ văn 12 tập 2:

Trong đoạn trích: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người an hem, cảm phục nó

Chi tiết:

Lời đối thoại với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy…an hem ạ=> coi con cá như con người
Chiêm ngưỡng con cá kiếm, thưởng thức vẻ đẹp của nó
Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó
….
Mối liên hệ giữa ông lão và con cá: đa diện, phức tạp

Người đi câu – con mồi được câu
Hai kì phùng địch thủ, cân sức cân tài
Hai người bạn cảm thông, chia sẻ
Mối quan hệ giữa cái đẹp và người thưởng thức, hướng tới cái đẹp
ứng xử giữa con người và môi trường


Câu 4 trang 135 SGK ngữ văn 12 tập 2:

*Con cá trước khi chết

Con cá khổng lồ, xinh đẹp: đuôi lớn hơn lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ.
Phẩm chất: khôn ngoan, kiên cường, chịu đựng tốt…
=> Mang vẻ đẹp, sức mạnh vừa oai phong, hùng dũng, kì vĩ và duyên dáng

*Con cá sau khi chết

Vẫn mang nét kiêu hùng:
Không chấp nhận cái chết: phóng vút lên mặt nước, phô diễn vẻ đẹp.
Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh theo sóng
=> Khi chết: vẫn kiêu hãnh, oai hùng

Hình ảnh con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng:

Thiên nhiên => thể hiện vẻ đẹp, sức mạnh, tính chất kiêu hùng, kì vĩ của tự nhiên
Cuộc sống => những chông gai, thử thách của cuộc đời
Con người: ước mơ về thành quả lao động
Nghệ thuật: ước mơ sáng tạo


Luyện tập
Câu 1:
Ngoài việc mô tả bằng lời của người kể chuyện, còn có ngôn từ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm không? Tác dụng của loại ngôn ngữ đó?
- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc "đối thoại" giữa ông lão với con cá kiếm.
- Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:
+ "Đừng nhảy, cá" - Lão nói - "Đừng nhảy!"
+ "Cá ơi" - ông lão nói - "Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?".
+ "Mày đừng giết tao, cá à?" - ông lão nghĩ - "Mày có quyền làm thế!". "Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!".
- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc
+ Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.
+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn tới và đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê.

Câu 2
: Học sinh trả lời theo ý mình. Dưới đây là một gợi ý:
Cách dịch “Ông già và biển cả” tạo nên sự cân xứng về nhịp điệu tiêu đề. Không chỉ vậy, tiêu đề này còn tạo nên sự tương phản đối lập giữa hai đối tượng: một người già cả, sức đã yếu, lực đã tàn >< biển lớn mênh mông, dữ dội. Tiêu đề đó hé mở chủ đề của tác phẩm: sức lực có hạn của con người >< cái vĩ đại bất tử của thiên nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

0