31/03/2021, 14:50

Bài soạn "Hai chữ nước nhà" số 6 - 6 Bài soạn "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải (lớp 8) hay nhất

I. Đôi nét về tác giả Trần Tuấn Khải - Nguyễn Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam - Quê quán: làng Quang Xán, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Nguyễn Tuấn Khải là một nhà yêu nước + Ông thường mượn những đề tài lịch sử, hoặc những biểu ...

I. Đôi nét về tác giả Trần Tuấn Khải
- Nguyễn Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam
- Quê quán: làng Quang Xán, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Nguyễn Tuấn Khải là một nhà yêu nước
+ Ông thường mượn những đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do.
Những tác phẩm tiêu biểu: Bút quan hoài I,II; Với sơn hà I, II…
- Phong cách sáng tác:
+ Thơ ông vào nổi tiếng, nhất là các bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát…

II. Đôi nét về bài thơ Hai chữ nước nhà

1. Hoàn cảnh sáng tác
- “Hai chữ nước nhà” là bài thơ đầu tiên trong tập Bút quan hoài của Trần Tuấn Khải
2. Bố cục
- Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li

- Phần 2 (20 câu tiếp): Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi lòng của người ra đi
- Phần 3 (8 câu cuối): Lời tao gửi sự nghiệp cứu nước cho con
3. Giá trị nội dung
- Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc
4. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát. Giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ.


Câu 1. Có người nói rằng thành công đầu tiên của bài thơ Hai chữ nước nhà là ở việc lựa chọn thể thơ thích hợp. Dựa vào kiến thức đã học về thể thơ song thất lục bát và những hiểu biết về tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ trích, em hãy tìm hiểu và giải thích điều đó.

Trả lời:

Bài tập này nhằm giúp em nhận diện thể thơ song thất lục bát và biết vận dụng kiến thức đã học để đánh giá một trong những thành công về nghệ thuật của bài thơ.

- Để làm bài tập này, trước hết cần xem lại những kiến thức đã học về thể thơ song thất lục bát trong SGK Ngữ văn 7, tập một (trang 91 - 92 bài Sau phút chia li- trích Chinh phụ ngâm khúc), chú ý cách hợp câu trong một khổ thơ (hai câu bảy và một cặp câu lục bát), cách gieo vần ở hai câu bảy. Tại sao người ta lại hay dùng thể thơ. này cho những khúc ngâm như Chinh phụ ngâm khúc ?

- Tìm hiểu cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật người cha qua đoạn trích.

- Giọng điệu thơ phù hợp với tâm trạng đó như thế nào ? (Hãy dẫn một số câu, chữ trong đoạn thơ để chứng minh.)


Câu 2. Dựa vào nội dung đoạn thơ trích, em hãy giải thích vì sao tác giả lại chọn "Hai chữ nước nhà" làm đầu đề cho bài thơ ? Em hiểu ý nghĩa của "Hai chữ nước nhà" như thế nào ?

Trả lời:

- Trước hết, em cần ôn lại những kiến thức lịch sử, tìm hiểu xem cuộc chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi đã diễn ra trong hoàn cảnh đất nước như thế nào ? Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi (đặc biệt là Nguyễn Trãi) là người như thế nào trong lịch sử dân tộc ?

- Trở lại đoạn trích tái hiện khoảnh khắc lịch sự đặc biệt này, dựa vào những từ ngữ và hình ảnh thơ cụ thể, em có thể phân tích theo những gợi ý sau :

+ Bối cảnh không gian của cuộc chia li (liên hệ với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ).

+ Tâm trạng của người cha và ý nguyện kí thác cho con.

+ Cuộc chia li này có còn bó hẹp trong giới hạn của tình cha con nữa không ? Tác giả lấy đầu đề bài thơ là Hai chữ nước nhả nhằm mục đích gì ?

- Nêu tóm tắt ý nghĩa của "Hai chữ nước nhà" theo nhận thức của em.


Câu 3. Nếu nhập vai người con, em sẽ cảm nhận được những điều gì từ “lời cha khuyên” qua đoạn thơ trích ?

Trả lời:

Em hãy thử nhập vai người con để đón nhận những “lời cha khuyên” trong bối cảnh của đoạn thơ trích. Nên viết thành một bài văn ngắn (khoảng hai trang).

Hãy chú ý đến những nỗi đau, những ước vọng tha thiết và những lời kí thác đầy tâm huyết của người cha trong giây phút bi thương đó.


Câu 4. Theo em, “giọng điệu trữ tình thống thiết” trong đoạn thơ trích được tạo nên từ những yếu tố nào ?

Trả lời:

Chú ý các yếu tố sau :

- Nguồn cảm xúc trữ tình ở cả nghĩa riêng (tình cha con) và nghĩa chung (lòng yêu nước thương nòi).

- Kết cấu của đoạn thơ, cách dẫn dắt cảm xúc.

- Hình ảnh và ngôn ngữ nghệ thuật.

- Thể thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

0