Bài soạn "Nhớ rừng" số 6 - 6 Bài soạn "Nhớ rừng" của Thế Lữ (lớp 8) hay nhất
Câu 1. Em hãy liệt kê các từ ngữ trong các trường từ vựng : - Miêu tả núi rừng hùng vĩ (đoạn 2, 3). - Miêu tả con hổ chốn rừng thiêng (đoạn 2,3). Qua đó, em có nhận xét gì về việc khai thác, sử dụng từ ngữ của tác giả ? Đặc biệt, việc sử dụng rộng rãi các từ Hán Việt ở các đoạn ...
Câu 1. Em hãy liệt kê các từ ngữ trong các trường từ vựng :
- Miêu tả núi rừng hùng vĩ (đoạn 2, 3).
- Miêu tả con hổ chốn rừng thiêng (đoạn 2,3).
Qua đó, em có nhận xét gì về việc khai thác, sử dụng từ ngữ của tác giả ? Đặc biệt, việc sử dụng rộng rãi các từ Hán Việt ở các đoạn 2 và 3 đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
Trả lời:
Cần hiểu mục đích của bài tập nhằm thực hành về trường từ vựng.
- Muốn làm tốt được bài tập này, trước hết HS phải có những hiểu biết nhất định về trường từ vựng. (Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung nào đó về nghĩa). Ở đây là các từ cùng miêu tả một đối tượng : cảnh “sơn lâm hùng vĩ" và hình ảnh “chúa sơn lâm”, cần lưu ý : một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn ; cùng một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại ; một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau ; trong diễn đạt, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ.
- Đọc kĩ bài thơ, từ đó liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng miêu tả núi rừng hùng vĩ ở các đoạn 2,3.
Ví dụ : sơn lâm, bóng cả, cây già, gió gào ngần, nguồn hét núi, lá gai, cỏ sắc hang tối, thảo hoa, đêm vàng, bờ suối ánh trăng, ngày mưa, bốn phương ngàn, giang sơn, bình minh, cây xanh, nắng gội, tiếng chim ca, sau rừng, mặt người,... Nét nghĩa chung : núi rừng hùng vĩ.
- Liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng miêu tả con hổ chốn rừng thiêng ở các đoạn 2,3.
Ví dụ : tung hoành, hống hách, bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân, vờn bóng, quắc, say mồi đứng uống ánh trăng tan, lặng ngắm, đợi chết, chiếm lấỵ,.:.
- Qua đó có thể nhận thấy, tác giả đã khai thác, sử dụng một vốn từ vựng phong phú, đa dạng và chọn lọc để diễn tả nổi bật cái lớn lao, mạnh mẽ, phi thường của cảnh núi rừng hùng vĩ và khắc hoạ đậm nét, đầy ấn tượng hình ảnh oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm.
- Đặc biệt, việc sử dụng rộng rãi các từ Hán Việt ở các đoạn 2, 3 đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật đáng kể : khắc hoạ sáng tạo, đầy ấn tượng sự cao cả, lớn lao, phi thường và bi ữáng. So với từ thuần Việt đồng nghĩa, từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, mĩ lệ và có sức gợi cảm riêng.
Câu 2. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: "Đọc đôi bài, nhất là bàỉ Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được." (Thi nhân Việt Nam)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Theo em, "đội quân Việt ngữ" mà Hoài Thanh nói đến có thể gồm những yếu tố gì ?
Trả lời:
Cần hiểu cách diễn đạt hình ảnh của Hoài Thanh :
- Khi nồi "tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức manh phi thường" là Hoài Thanh muôn khẳng định mạch cảm xúc sôi trào mãnh liệt chi phối mạnh mẽ việc sử dụng câu chữ trong bài thơ của Thế Lữ. Đây chính
là một trong những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài Nhớ rừng.
- Khi nói "Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được" tức là nhà phê bình khẩng định tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) một cách chủ động, linh hoạt, phong phú, chính xác và đặc biệt hiệu quả để có thể biểu đạt tốt nhât nội dung của bài thơ.
- "Đội quân Việt ngữ" có thể bao gồm nhiều yếu tố như : từ ngữ (ở đây là những từ ngừ diễn tả mạnh mẽ, đầy gợi cảm, giàu chất tạo hình như khi đặc tả cảnh sơn lâm hùng vĩ, gây cho người đọc ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp vừa phi thường tráng lệ, vừa thơ mộng), các cấu trúc ngừ pháp, nhịp điệu và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm (âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt - có câu nhịp rất ngắn, có câu lại trải dài phù hợp với cảm xúc). Điều này có thể nhận thấy rõ nhất qua đoạn 2 vầ 3 của bài thơ miêu tả cảnh núi rừng hùng vĩ và hình ảnh con hổ trong giang sơn mà nó ngự trị.
Câu 3. Theo em, vì sao con hổ không chỉ bực bội vì bị nhốt trong cũi sắt, mà còn bực bội, chán ghét toàn bộ cảnh vật ở vườn bách thú (được miêu tả ở đoạn 1 và đoạn 4) ?
Trả lời:
Con hổ đúng là không chỉ bực bội vì bị nhốt trong cũi sắt (mất tự do) mà còn bực bội, chán ghét toàn bộ cảnh vật ở vườn bách thú (được miêu tả kĩ ở đoạn 1 và đoạn 4) ; vì : dưới con mắt của chúa sơn lâm, những thứ ở vườn này đều nhỏ bé, đơn điệu, đều tầm thường, tháp kém, giả tạo (bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự; những cảnh không đời nào thaỵ đổi ; Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng - Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng - Len dưới nách những mô gò thấp kém - Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm..). Chúa sơn lâm không chấp nhận chung sống với những cái phàm tục, giả dối, thấp hèn đó.
Hổ khao khát trở về rừng xưa không những để được tự do, mà còn để được về với cái siêu phàm, kì vĩ, đối lập với những cái hiện có ở vườn bách thú. Đây chính là một trong những đặc điểm của tâm hồn lãng mạn : chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, khát khao mãnh liệt sự tự do, luôn hướng tới cái lớn lao, phi thường, siêu phàm.
Câu 4. SGK Ngữ văn 8, tập hai, có nhận xét : Bài Nhớ rừng “tràn đầy cảm xúc lãng mạn”.
Em hiểu thế nào là "lãng mạn" ? Cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ?
Trả lời:
Bài Nhớ rừng đúng là tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Hiểu một cảch đơn giản, đặc điểm nôi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và giàu cảm xúc. Người nghệ sĩ lãng mạn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt, xâu xa đương thời ; nhưng vì bất lực, họ chỉ biết tìm cách thoát li khỏi thực tại ấy bằng mộng tưởng và bằng sự đắm chìm vào đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bày những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi thất vọng, buồn đau. Cảm xúc lãng mạn trong bài Nhớ rừng được thể hiện khá rõ qua các khía cạnh sau :
- Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường, tráng lệ bằng một cảm hứng sôi trào mãnh liệt. Thế giới ây hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường giả dối. Trong bài Nhớ rừng, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là hình ảnh oai hùng của chúa sơn lâm (tập trung ở đoạn 2, 3 và 5 của bài thơ) ; còn cảnh vườn bách thú với hình ảnh chiếc cũi sắt chính là biểu hiện của thực tại tù túng, tầm thường, đáng ghét.
- Diễn tả thấm thía nỗi đau uất hận của con hổ, từng là chúa sơn lâm tung hoành nơi rừng thiêng đại ngàn, nay phải nằm dài bất lực trong cũi sắt ở vườn bách thú vô cùng chán ngán. Hình ảnh con hổ với tâm sự đau uất mang tính chất bi tráng đó là một biểu tượng đầy nghệ thuật, được diễn tả bằng những vần thơ sôi nổi, da diết, đã thể hiện đầy đủ cảm xúc lãng mạn của nhà thơ.