Bài soạn "Nhớ rừng" số 3 - 6 Bài soạn "Nhớ rừng" của Thế Lữ (lớp 8) hay nhất
I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Thế Lữ trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2). 2. Tác phẩm * Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới. * Thể thơ: Văn bản Nhớ ...
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Thế Lữ trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2).
2. Tác phẩm
* Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới.
* Thể thơ: Văn bản Nhớ rừng được viết theo thể thơ 8 chữ.
Câu 1:
Bài thơ được ngắt thành 5 đoạn:
- Đoạn 1: Cảnh ngộ bị tù hãm và nỗi uất hận, ngao ngán, buông xuôi và sự bất lực của con hổ.
- Đoạn 2 + 3: Nỗi nhớ nhung, niềm khao khát tự do mãnh liệt qua những hoài niệm về cảnh núi rừng bạt ngàn, kì vĩ, rất tương xứng với sức mạnh của vị chúa tể sơn lâm.
- Đoạn 4: Sự khinh ghét của con hổ với vẻ đơn điệu, tầm thường của khung cảnh vườn bách thú, hoàn toàn đối lập với sự hùng vĩ nơi chốn núi rừng.
- Đoạn 5: Niềm đau đớn và nỗi tuyệt vọng của kẻ anh hùng sa cơ và những hoài niệm nơi núi rừng khi xưa với giấc mộng tàn.
Câu 2:
Trong bài thơ có 2 cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt (đoạn 2 và đoạn 4); cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa” ( đoạn 2 và 3).
a)
* Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tù túng, ngột ngạt
- Đoạn 1: thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi bị giam hãm trong cũi sắt, bị biến thành đồ chơi, trò tiêu khiển cho con người, bị xếp cùng với những loài thú “dở hơi”, “vô tư lự”. Mặc dù vậy, chúa sơn lâm vẫn vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tưởng tượng, sống trong nỗi nhớ về cảnh núi rừng đại ngàn.
- Đoạn 4: cảnh vườn bách thú hiện lên dưới con mắt của con hổ thật là nhân tạo, tầm thường, giả dối, nhàm chán đến mức “không đời nào thay đổi” => Thái độ ngao ngán và chán ghét cái xã hội đương thời.
* Cảnh núi rừng hùng vĩ, oai nghiêm
Đoạn 2 và 3 miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn – nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa”. Nơi này, cái gì cũng lớn lao, cao cả và phi thường (bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi). Ở đoạn thơ này, chúa sơn lâm hiện lên với vẻ đẹp vừa tinh tế lại vừa dũng mãnh, uy nghi mà cũng không kém phần mềm mại, uyển chuyển.
b) Có thể nói, việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và đoạn 3 rất đặc biệt. Cảnh núi rừng được miêu tả với hàng loạt từ ngữ chỉ sự cao cả, lớn lao, phi thường (bóng cả, cây già, gào, hét, thét). Trong khi đó, chúa sơn lâm hiện lên với phong thái chậm rãi, khoan thai, được so sánh với sóng cuộn nhịp nhàng.
=> Từ ngữ có chọn lọc, phong phú, gợi tả, diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ, phi thường bí ấn và linh thiêng nơi giang sơn của con hổ.
c)
* Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng nêu trên, tâm sự của con hổ ở vườn bách thú được thể hiện với những nỗi bất hòa, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và nỗi nhớ da diết với quá khứ huy hoàng trước đây của nó.
* Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nô lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tộc ta trong lịch sử.
Câu 3:
Tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” vì nó vừa thể hiện được thái độ chán ngán với thực tại tù túng, tầm thường và giả dối, vừa thể hiện được khát vọng tự do, khát vọng đạt tới sự cao cả, phi thường. Hơn thế nữa, khi mượn lời con hổ, tác giả cũng tránh được sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân khi đó. Nhưng dù sao, bài thơ vẫn thể hiện được niềm khao khát tự do thầm kín của những người đương thời.
Câu 4:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”. Điều này nói lên việc sử dụng từ ngữ vô cùng điêu luyện của Thế Lữ đã đạt đến độ chính xác cao. Âm thanh núi rừng, Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội. Một loạt những từ ngữ được điệp lại “nào đâu…”, “đâu những…” tạo ra sự tiếc nuối quá khứ huy hoàng. Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.