31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" số 6 - 6 Bài soạn "Ngôi kể trong văn tự sự" lớp 6 hay nhất

1. Bài tập 1, trang 89, SGK. 2. Bài tập 2, trang 89, SGK. 3. Bài tập 3, trang 90, SGK. 4. Bài tập 4, trang 90, SGK. 5. Bài tập 5, trang 90, SGK. 6. Bài tập 6, trang 90, SGK. 7. Viết tiếp các câu sau : a) Kể chuyện theo ngôi thứ ba có những lợi thế như /.../ Nhưng nó cũng có nhược ...

1. Bài tập 1, trang 89, SGK.
2. Bài tập 2, trang 89, SGK.
3. Bài tập 3, trang 90, SGK.
4. Bài tập 4, trang 90, SGK.
5. Bài tập 5, trang 90, SGK.
6. Bài tập 6, trang 90, SGK.
7. Viết tiếp các câu sau :
a) Kể chuyện theo ngôi thứ ba có những lợi thế như /.../ Nhưng nó cũng có nhược điểm như / .../
b) Kể chuyện theo ngôi thứ nhât có ưu điểm là /.../ Nhưng nó có hạn chế như/.../

Gợi ý làm bài

Câu 1
. Thay đổi ngôi kể :
Nếu thay từ "tôi" (ngôi thứ nhất) trong đoạn văn này thành từ "nó" hay "Dế Mèn" (ngôi thứ ba), thì tuy câu chuyện vẫn hiểu được, nhưng lời kể sẽ trở thành trừu tượng hơn, không biết là ai kể, không còn cái ý vị cụ thể, xác thực của con Dế Mèn tự kể về mình nữa. Như vậy, ở đây kể theo ngôi thứ nhất là thích hợp nhất.

Câu 2
. HS thử thay đổi ngôi kể trong đoạn văn, sau đó so sánh với đoạn văn gốc mà trả lời. Đoạn văn trong SGK kể theo ngôi thứ ba, giống như ai đó đang kể về Thanh, chứ không phải là Thanh tự kể. Nhưng xưng là "Thanh" bằng một tên riêng, nghe có cảm giác như Thanh tự kể. Nếu thay "Thanh" thành "tôi" thì đoạn văn sẽ gần với đoạn văn trữ tình.

Câu 3
. Xác định ngôi kể không khó. Em hãy tự đánh dấu những từ ngữ thể hiện ngôi kể trong truyện Cây bút thần như "người ta kể", tức là kể như mọi người kể, họ kể. Đó là ngôi kể có thể có mặt ở khắp nơi, ở mọi lúc, không bị hạn chế nào cả. Vì sao người ta lại sử dụng ngôi kể đó ? Em hãy suy nghĩ xem ngôi kể đó tự do như thế nào, nó đem lại các điều kiện thuận lợi cho việc kể chuyện ra sao.

Câu 4.
Từ câu trả lời ở bài tập 3, ta có thể trả lời câu hỏi này. Em thử tưởng tượng, trong các truyện dân gian, người ta có thể sử dụng ngôi thứ nhât để kể chuyện hay không. Nếu sử dụng ngôi kể ấy thì sẽ gặp những khó khăn không thể khắc phục được, bởi vì người kể xưng "tôi" chỉ kể được những gì mà "tôi" thấy và chứng kiến. Những gì không thấy thì "tôi" không có quyền kể, như thế việc kể chuyện sẽ gặp bế tắc.

Câu 5.
Câu này nên trả lời sau khi xem lại các bức thư mình đã viết. Hãy suy nghĩ, khi viết thư cho bạn, ví dụ viết Lan thân mến, còn viết thư cho mẹ thì viết: Kính thưa mẹ, thì đó là sử dụng ngôi thứ mấy. Và khi viết, ví dụ Mình đã nhận được thư của cậu, nhớ cậu quá... là sử dụng ngôi thứ mấy ?

Câu 6
. Kể miệng cảm xúc của tôi khi nhận được quà tặng của người thân. Em đã có nhiều dịp nhận được quà tặng của những người thân. Quà đó có thể là con dế, con chim, con cá vàng để em nuôi chơi, có thể lả quyển sách, quyển vở, có thể là quá bóng, cây vợt, có thể là bộ áo quần hay một thứ đồ chơi đắt tiền,... Món quà khác nhau tuỳ trường hợp cụ thể. Em hãy cho biết, em được nhận quà vào dịp nào, em có thích nó không. Em nghĩ thế nào về tấm lòng, tình cảm của người cho quà đối với em ?

Câu 7.
Đọc lại phần Ghi nhớ, trang 89, SGK, suy nghĩ mà điền vào bài tập. Em cần hiểu rằng một ngôi kể có những thuận lợi này thì sẽ có những hạn chế khác. Không có ngôi kể nào hoàn toàn thuận lợi cả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0