31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Mùa lá rụng trong vườn" số 4 - 6 Bài soạn "Mùa lá rụng trong vườn" của Ma Văn Kháng lớp 12 hay nhất

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Ma Văn Kháng sinh năm 1936, quê ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông được trai giải thưởng hội nhà văn Việt Nam 1986, Giải thưởng Văn học ASEAN và giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật 2001 Sáng tác của ông ...

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Ma Văn Kháng sinh năm 1936, quê ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông được trai giải thưởng hội nhà văn Việt Nam 1986, Giải thưởng Văn học ASEAN và giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật 2001
Sáng tác của ông chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn. Về tiểu thuyết, tiêu biểu là: Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Vùng biên ải (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985)…về truyện ngắn, tiêu biểu là các tập truyện: Ngày đẹp trời (1986), Trăng soi trăng nhỏ (1994)…


2. Tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”

Là cuốn tiểu thuyết được tặng Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1086
Là tác phẩm đánh dấu bước chuyển về cảm hứng về đề tài của ông. Từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự: từ đề tài viết về mảnh đất vùng Cao sang viết ở cuộc sống thị thành.
Đoạn trích học nằm trong chương 2 của tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”


II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 trang 88 SGK ngữ văn 12 tập 2:

Nhân vật chị Hoài:

Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: “người thon gọn trong cái áo long chần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi”
Nét đẹp đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử, quan hệ với mọi người. Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với nhưng quan hệ riêng, lo toan riêng, mọi thứ vẫn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị. Bởi vì “người phụ nữ tưởng đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham sự cuộc sống ga đình này”. Trong tiềm thức mỗi người “vẫn sống động một chị Hoài đẹp người đẹp nết”
Nhân vật chị Hoài là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quý giá trước những “cơn địa chấn” xã hội


Câu 2 trang 88 SGK ngữ văn 12 tập 2:

Diễn biến tâm lí của chị Hoài và ông Bằng

Tâm trạng xúc động mãnh liệt

Ông Bằng: “nghe thấy xôn xao tin Hoài lên”, “ông sững khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng chút ngẩn ngơ. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa”, “giọng ông bỗng khê đặc, khan rè: Hoài đấy ư, con?”. Nỗi vui mừng, xúc động không giấu diếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quý mến
Chị Hoài: “gần như không chủ động được mình lao về phía ông Bằng, quyền cả đôi dép, đôi chân to bản…kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”. Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”
=> Sự xúc động của hai người thể hiện tình cảm chân thành giữa những người trong gia đình, dự cảm những điều tốt đẹp trong truyền thống gia đình

Trước sự có mặt của chị Hoài, ông Bằng như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh âm thầm nhằm giành lại những điều tốt đẹp trong truyền thống gia đình mà giờ đây, trước bao tác động thời cuộc, đang có nguy cơ bị băng hoại


Câu 3 trang 88 SGK ngữ văn 12 tập 2:

Ý nghĩa của khung cảnh ngày tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ:

Hướng về cội nguồn
Bảo vệ các giá trị truyền thống cũng như việc phải giữ gìn bao giá trị tốt đẹp trong quá khứ

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0