Bài soạn "Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận" số 6 - 6 Bài soạn "Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận" lớp 7 hay nhất
I- Lập luận trong đời sống Câu 1 trang 33 SGK văn 7 tập 2: Bộ phận là luận cứ: Hôm nay trời mưa Vì qua sách em học được nhiều điều Trời nóng quá Bộ phận là kết luận: Chúng ta không đi chơi công viên nữa Em rất thích đọc sách Đi ăn kem đi Quan hệ giữa luận cứ và kết luận ...
I- Lập luận trong đời sống
Câu 1 trang 33 SGK văn 7 tập 2:
Bộ phận là luận cứ:
Hôm nay trời mưa
Vì qua sách em học được nhiều điều
Trời nóng quá
Bộ phận là kết luận:
Chúng ta không đi chơi công viên nữa
Em rất thích đọc sách
Đi ăn kem đi
Quan hệ giữa luận cứ và kết luận là quan hệ nhân quả
Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau
Câu 2 trang 33 SGK văn 7 tập 2:
a. Em rất yêu trường em vì nơi đây em học được nhiều điều hay lẽ phải
b. Nói dối rất có hại vì sẽ đánh mất lòng tin của người khác
c. Làm việc nhiều rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi
d. Để làm một đứa con ngoan, trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ
e. Đi đến những vùng đất mới sẽ khám phá thêm nhiều điều bổ ích nên em rất thích đi tham quan
Câu 3 trang 33 SGK văn 7 tập 2:
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, ra ngoài chơi thôi
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, học từ bây giờ mới kịp
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, các bạn phải sửa cách ăn nói của mình
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó thì phải nhường nhịn các em
e. Cậu này ham đá bóng thật, chắc tương lai sẽ trở thành một cầu thủ giỏi
II- Lập luận trong văn nghị luận
Câu 1 trang 33 SGK văn 7 tập 2:
Lập luận ở mục I. 2 là việc làm, hành động cụ thể
Lập luận ở mục II. 1 mang nội dung, tư tưởng, quan điểm có tính khái quát
Câu 2 trang 33 SGK văn 7 tập 2:
Sách là người bạn lớn của con người:
Sách là tài sản quý báu kết tinh trí tuệ của người xưa
Sách cung cấp cho con người nguồn tri thức phong phú
Sách bồi dưỡng tâm hồn con người
Sách an ủi, động viên, trở thành người bạn của chúng ta
Câu 3 trang 33 SGK văn 7 tập 2:
Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện:
Mỗi sự vật, sự việc gồm nhiều yếu tố cấu thành nên cho nên không thể xem xét chúng một cách giản đơn, thiếu toàn diện
Xem xét sự vật, sự việc một cách phiến diện sẽ có cái nhìn sai lệch về sự vật, sự việc đó
Khi xem xét một cách toàn diện, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát, nắm được bản chất của đối tượng
Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình
Kiến thức thì vô cùng, vô tận trong khi hiểu biết của con người là hạn chế, cho nên không được chủ quan, kiêu ngạo
Chủ quan, kiêu ngạo sẽ làm hạn hẹp đầu óc của bản thân, không thể tiếp thu cái mới vì cứ ngỡ mình biết cả rồi
Chủ quan, kiêu ngạo sẽ bị mọi người xa lánh, dẫn đến những hậu quả khó lường cho bản thân