Bài soạn "Lựa chọn trật tự từ trong câu" số 5 - 6 Bài soạn "Lựa chọn trật tự từ trong câu" lớp 8 hay nhất
I. Hướng dẫn Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu lớp 8 1. Nhận xét chung Câu 1 trang 111 SGK văn 8 tập 2 Thay đổi trật từ tự trong câu in đậm mà không làm đổi nghĩa cơ bản của câu: Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. Cai lệ ...
I. Hướng dẫn Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu lớp 8
1. Nhận xét chung
Câu 1 trang 111 SGK văn 8 tập 2
Thay đổi trật từ tự trong câu in đậm mà không làm đổi nghĩa cơ bản của câu:
Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
Câu 2 trang 111 SGK văn 8 tập 2
Tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích vì có ý nhấn mạnh hành động thô lỗ, phách lối của cai lệ, cũng là tô đậm ấn tượng về tính cách của tên này.
Câu 3 trang 11 SGK văn 8 tập 2
Nếu chọn trật tự từ:
“Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất” thì sẽ nhấn mạnh rằng cai lệ là người hút nhiều sái cũ.
2. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
Câu 1 trang 111 SGK văn 8 tập 2
Trật tự từ trong những câu in đậm thể hiện:
a) Thứ tự trước- sau của hành động:
Cai lệ: giật dây thừng- chạy đến chỗ anh Dậu
Chị Dậu: xám mặt- đặt con xuống- chạy đến đỡ lấy hắn
b) Trật tự thể hiện thứ bậc, sự xuất hiện của từng nhân vật và sự vật
Câu 2 trang 112 SGK văn 8 tập 2
So sánh tác dụng của cách sắp xếp các trật tự từ:
a) Tạo cho câu văn âm hưởng du dương, dư âm như một lời nhạc
b), c) Không tạo được tính nhạc cho câu văn.
Câu 3 trang 112 SGK văn 8 tập 2
Nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự trong câu:
Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
Liên kết câu với các câu khác trong văn bản.
II. Luyện tập bài Lựa chọn trật tự từ trong câu lớp 8
Câu hỏi trang 112 SGK văn 8 tập 2
Giải thích lí do cách sắp xếp trật tự từ trong các câu:
a) Sắp xếp tên các vị anh hùng theo thời gian lịch sử.
b) Nhấn mạnh cảm xúc của tác giả và vẻ đẹp của tổ quốc đồng thời tạo nhạc tính cho câu thơ
c) Tạo ra sự liên kết giữa câu sau với câu phía trước