Bài soạn "Lặng lẽ Sapa" - Bài 3 - 5 bài soạn "Lặng lẽ Sapa" hay nhất
Câu 1. Tóm tắt. Về cốt truyện: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” xoay xung quanh câu chuyện về cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và người lái xe. Qua cuộc gặp gỡ tình cờ ấy, hìn ảnh của anh thanh niên hiện lên với nhiều phẩm chất tốt ...
Câu 1. Tóm tắt.
Về cốt truyện: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” xoay xung quanh câu chuyện về cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và người lái xe. Qua cuộc gặp gỡ tình cờ ấy, hìn ảnh của anh thanh niên hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng.
Tình huống truyện: “Lặng lẽ Sa Pa” không có tình huống truyện éo le, mà có một tình huống rất nhẹ nhàng, có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cái nhẹ nhàng của tình huống lại tạo nên được cái sâu sắc trong lí tưởng sống cao đẹp của những con người vẫn ngày đêm hi sinh thầm lặng cho đất nước.
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã xây dựng được một bức chân dung toàn diện về một nhân vật, đó chính là nhân vật anh thanh niên. Bức chân dung này được hiện ra trong cái nhìn và suy ngẫm của ông họa sĩ già.
Câu 2. Nhân vật anh thanh niên trong truyện hiện lên với rất nhiều vẻ đẹp đáng quý:
Là con người say mê với công việc, có trách nhiệm cao với công việc ấy:
+ Vì niềm đam mê với công việc mà anh thanh niên chấp nhận sống một mình đơn độc trên đỉnh núi quanh năm mây mù tuyết phủ, không có người qua lại.+ Công việc của anh thanh niên cũng rất vất vả, đo nắng, đo mưa, đo chấn động mặt đất, công việc đòi hỏi tính kiên trì cũng như niềm đam mê cao.+ Nhờ việc dự báo thời tiết, anh thanh niên phát hiện ra những đám mây khô giúp cho không quân của ta bắn rơi máy bay Mĩ.
- Anh thanh niên là người gọn gàng, ngăn nắp: căn phòng của anh thanh niên được sắp xếp vô cùng ngăn nắp, quyển sách còn đọc dở trên bàn chứng tỏ anh là con người ham tìm hiểu, yêu thích sách vở.
- Là con người lạc quan, yêu đời: Anh thanh niên đã làm cho cuộc
sống của mình bớt buồn tẻ bằng cách trồng hoa, nuôi gà. Thậm chí, vì muốn nói chuyện với người đi đường mà anh còn cố ý chặn đường để nói chuyện với mọi người.
+ Là người chu đáo, quan tâm đến mọi người: Anh thanh niên đã tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ, tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe và tặng trứng cho ông họa sĩ.
Câu 3. Nhân vật ông họa sĩ già:
+ Là một người giàu trải nghiệm và tinh tế: Ông họa sĩ có thể nhận ra Sa Pa ngay khi vừa đặt chân tới, sự tinh tế của ông họa sĩ còn thể hiện trong cách ông quan sát căn phòng của anh họa sĩ.+ Là một người yêu nghề, có ý thức về nghề nghiệp của mình: Ông họa sĩ năng nổ đi thực tế mặc dù đường xa, mà tuổi đã già, sức đã yếu. Ông luôn khao khát sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thể hiện được cái tâm, cũng như tâm hồn của người nghệ sĩ+ Là người có tâm hồn nghệ sĩ, nhạy bén với những sáng tạo, vì vậy ngay từ lần đầu gặp anh thanh niên thì ông họa sĩ đã bắt tay vào xây dựng bức chân dung của anh.
Câu 4
Truyện ngắn có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Điều này làm cho tác phẩm không khô khan trong việc kể tả thông thường mà còn tạo nên một bức tranh sống động, có cảm xúc, có những chuyển động, có những lời đánh giá định hướng cho những cảm nhận của người đọc đối với các tác phẩm trong truyện.
Câu 5.
Chủ để của truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” nói về những con người lặng lẽ ngày đêm lao động vì đất nước.
Luyện tập:
Anh thanh niên là nhân vật được tác giả dành cho nhiều ưu ái, miêu tả sâu sắc, để lại nhiều ấn tượng đẹp. về ngoại hình, anh có "tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ". Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm sương mù lạnh lẽo. Lao động và hiệu quả là thước đo phẩm giá con người. Anh làm công tác khí tượng "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào dự báo thời tiết trước hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Anh lấy số liệu và báo cáo về "nhít " thật chính xác. Những đêm mưa tuyết, lạnh cóng, anh vẫn cầm đèn bão ra vườn lúc một giờ sáng, gian khổ không thể nào nói hết. Anh có công trong việc phát hiện ra một đám mây khô trên bầu trời Hàm Rồng để không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ. "Người cô độc nhất thế gian" mà như vậy ư?Giá trị đích thực ở anh là lẽ sống đẹp. Anh rất "thèm" người, nhưng không phải là "nỗi nhớ phồn hoa đô thị". Anh luôn tự hỏi mình: "Mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Một ý thức trách nhiệm làm ta cảm phục. Anh biết lấy sách để "trò chuyện", để học lập tiến bộ, trau dồi kiến thức. Anh nói về mình hồn nhiên, khiêm tốn. Anh không muốn ông họa sĩ vẽ chân dung mình. Anh ca ngợi ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ khoa học lập bản đồ sét, và theo anh, đó là "những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước".Anh còn có một tấm lòng nhân hậu cao đẹp. Anh gửi biếu vợ bác lái xe vừa ốm dậy củ tam thất. Anh tặng cô kĩ sư lên thăm "nhà" mình một bó hoa rõ to và đẹp. Anh gửi các vị khách một làn trứng để ăn trưa. Toàn là cây nhà lá vườn, nhưng đằng sau món quà ấy là cả một tấm lòng cao cả, đầy tình người. Anh là một trí thức có lối ứng xử lịch sự, ấm áp tình yêu thương.Đó là những nhân vật, những tâm hồn trong trẻo, bình dị, hồn hậu và tràn ngập tình thương. Nguyễn Thành Long không tô hồng, mà chỉ thoáng gợi lên "một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra... những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc" (Tô Hoài) mà thấm thía vô cùng. Vì đó là sắc màu, ý vị cuộc sống. Anh thanh niên đã tâm sự với nhà họa sĩ: "Cháu thấy cuộc đời đẹp quá!". Quả vậy, truyện ngắn Lặng lẽ Su Pa đã giúp ta yêu thêm cuộc đời, yêu thêm con người. Và câu thơ của Thanh Hải chợt ngân vang trong lòng, làm ta xúc động về "Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời... ".