31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Kể chuyện tưởng tượng" số 6 - 6 Bài soạn "Kể chuyện tưởng tượng" lớp 6 hay nhất

I - Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng Câu 1 : Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những gì ? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra ? Tóm tắt : Cô ...

I - Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

Câu 1 : Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những gì ? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra ?

Tóm tắt :

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống thân thiết từ lâu bỗng một hôm xảy ra bất hòa. Chuyện bắt đầu từ chỗ mọi người đều thấy không công bằng khi họ phải làm quần quật cả ngày còn lão Miệng chỉ ngồi ăn mà không làm gì cả. Tất cả quyết định đình công và không làm gì cho lão Miệng nữa. Sau trận đình công đó, tất cả đều lừ đừ, mệt mỏi. Bác Tai đã chỉ ra sai lầm của mọi người, mọi người biết và ai nấy lại làm việc, sống vui vẻ như xưa.

- Truyện đã tưởng tượng mỗi bộ phận cơ thể là một nhân vật.
- Chi tiết thực: các bộ phận của cơ thể phải nhờ có cái ăn mới khỏe mạnh được.
- Chi tiết tưởng tượng: các bộ phận biết nói năng, hành động, suy nghĩ.


Câu 2 : Đọc các truyện sau và suy nghĩ về cách kể một câu chuyện tưởng tượng.

Trả lời :

- Truyện thứ nhất: Truyện sáu con gia súc so bì công lao
+ Yếu tố tưởng tượng: sáu con gia súc nói được tiếng người, chúng kể công và kể khổ, suy bì, tị nạnh.
+ chi tiết dựa vào sự thật: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động của mỗi giống gia súc.
+ Ý nghĩa: khẳng định về ích lợi riêng của mỗi giống gia súc đối với cuộc sống con người; ngầm khuyên răn con người không nên cho mình là quan trọng hơn người khác, trong cuộc sống mỗi người mỗi việc, không nên so bì thiệt hơn.


- Truyện thứ hai : Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
+ Yếu tố tưởng tượng: Giấc mơ gặp Lang Liêu, Lang liêu đi thăm dân nấu bánh chưng, trò chuyện với Lang Liêu
+ Chi tiết thực: Lang Liêu là nhân vật trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy", phong tục làm bánh chưng bánh giầy của dân tộc Việt Nam.
+ Ý nghĩa: hiểu thêm về Lang Liêu, về phong tục truyền thống của dân tộc.
- Cách để kể một câu chuyện tưởng tượng là : kể bằng trí tưởng tượng của mình một phần dựa vào những điều có thật, mang một ý nghĩa nào đó.


Ghi nhớ :
- Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẫn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
- Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.


II - Luyện tập

Lập dàn ý cho đề văn : "Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngày bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào."
a) Mở bài: Giấc mơ được gặp Thánh Gióng.

b) Thân bài:

- Khung cảnh khi em gặp Thánh Gióng: khi em đi lạc trong một rừng tre, vô tình Thánh Gióng xuất hiện giúp đỡ.

- Hình ảnh tráng sĩ trong giấc mơ của em: tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, tay cầm một khóm tre.

- Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết để trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.

- Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để trở thành người cừa có trí tuệ vừa có sức khỏe. Như vậy thì mới có ích cho xã hội.

- Nói xong, Thánh Gióng vụt bay trở về trời.

c) Kết bài: Em tỉnh khỏi giấc mơ và nhớ về lời khuyên của Thánh Gióng, tự hứa sẽ học tập rèn luyện tốt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0