Bài soạn "Hai chữ nước nhà" số 4 - 6 Bài soạn "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải (lớp 8) hay nhất
I. Tìm hiểu chung về bài Hai chữ nước nhà 1. Tác giả: - Trần Tuấn Khải (1895 – 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. - Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Xuất thân là nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước. - Các bút danh của ...
I. Tìm hiểu chung về bài Hai chữ nước nhà
1. Tác giả:
- Trần Tuấn Khải (1895 – 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến.
- Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Xuất thân là nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước.
- Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
- Thường mượn những đề tài lịch sử để nói bóng gió về nỗi đâu mất nước
2. Tác phẩm
- “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu của tập “Bút quan hoài I”
- Mượn lời Nguyễn Phi Khanh dặn con dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước.
II. Hướng dẫn Soạn bài
Câu 1 trang 162 SGK văn 8 tập 1
Giọng điệu của bài thơ: buồn, thống thiết
Thể thơ truyền thống song thất lục bát lại càng làm cho giọng điệu bài thơ trở nên trầm lắng, bi tráng hơn.
Câu 2 trang 162 SGK văn 8 tập 1
Bố cục:
Phần 1 (8 câu thơ đầu): Khung cảnh sầu thảm đất Bắc trời Nam khi giặc xâm lược
Phần 2 (20 câu thơ tiếp): Tội ác của giặc Minh và tiếng khóc xót thương vận nước.
Phần 3 (8 câu cuối): Lời căn dặn của cha với con về trách nhiệm với đất nước
Câu 3 trang 162 SGK văn 8 tập 1
Ở 8 câu thơ đầu bài:
Bối cảnh không gian: biên ải hoang vu, ảm đạm.
Hoàn cảnh éo le: cuộc chia ly không biết có ngày để về của người cha
Tâm trạng của nhân vật:
Người cha:
Xót phận dân, phận nước, phận mình
Thấy bất lực trước thời cuộc
Đặt hết hi vọng vào con trai
Người con:
Thương cha, buồn đau xót muốn phụng dưỡng cha khi tuổi già
Trong bối cảnh và tâm trạng ấy, lời người cha khuyên:
Giống như một lời “di chúc” để lại cho con, như là những nguyện vọng cuối cùng của đời người mà ông đặt vào con
Người con cũng thấy rõ tầm quan trọng và thiêng liêng của lời dặn ấy mà lưu tâm.
Câu 4 trang 162 SGK văn 8 tập 1
Đoạn thơ thứ hai:
Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua tình cảm:
Thương vận nước tan tác, phận dân chịu lâm nguy
Nỗi căm thù giặc sâu sắc và khát khao dành độc lập
Sức gợi cảm của bài thơ nằm ở những hình ảnh ám ánh: thảm họa xương rừng máu rộng; xiêu tán hao mòn
Bối cảnh tâm trạng của người đương ở vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX:
Thương nước, thương dân, thương đồng bào
Căm thù giặc sâu sắc
Khôn nguôi bất lực và mất phương hướng ở thực tại, muốn trốn về quá khứ hoặc thoát li trần thế.
Câu 5 trang 163 SGK văn 8 tập 1
Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến sự bất lực của bản thân và sự nghiệp tổ tông nhằm khơi dậy và làm đậm sâu thêm ở con lòng yêu nước, tự hào giống nòi, căm thù giặc cùng ý chí kiên quyết hoàn thành nguyện vọng mà cha giao phó.
III. Luyện tập: Câu hỏi trang 163 SGK văn 8 tập 1
Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ. Đó là:
Ải Bắc
Mây sầu
Gió thảm
Hổ thét
Chim kêu
Hạt máu nóng
Hồn nước
Hồng lạc vong quốc
Những từ này đã gợi tả được cảm xúc chân thành, mãnh liệt nơi tác giả và động đến cõi sâu thẳm trong trái tim độc giả.