Bài soạn "Độc Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du số 4 - 6 Bài soạn "Độc Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du lớp 10 hay nhất
I. Tìm hiểu bài thơ Đọc tiểu thanh kí Ngữ văn 10 tập 1 1. Tác giả Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của dân tộc, là một đại thi hào với nhiều tác phẩm nổi tiếng Ông là một người có lòng trắc ẩn với những con người có thân phận bất hạnh trong xã hội ta có thể thấy qua những tác phẩm ...
I. Tìm hiểu bài thơ Đọc tiểu thanh kí Ngữ văn 10 tập 1
1. Tác giả
Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của dân tộc, là một đại thi hào với nhiều tác phẩm nổi tiếng
Ông là một người có lòng trắc ẩn với những con người có thân phận bất hạnh trong xã hội ta có thể thấy qua những tác phẩm như: Truyện Kiều, Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm
2. Tác phẩm
Bài thơ được làm khi nhà thơ có chuyến đi sứ sang Trung Quốc, bài thơ được làm để viếng nàng Tiểu Thanh xinh đẹp nhưng chết oan uổng
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật
II. Hướng dẫn soạn bài Đọc tiểu thanh kí Ngữ văn 10 tập 1
1. Câu 1 trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh vì sự đồng cảm của tác giả bắt nguồn từ trái tim nhân hậu của tác giả khi chứng kiến nàng Tiểu Thanh một con người tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời gặp nhiều sóng gió, số phận hẩm hiu, đau khổ đã làm cho nhà thơ cảm động, suy nghĩ về số mệnh nghiệt ngã của những người có tài năng nhưng chịu nhiều khổ ải trong cuộc đời.
2. Câu 2 trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa là: Mối hận cổ kim khó có thể hỏi trời được. “Nỗi hờn” của nàng Tiểu Thanh hay chính là “nỗi hờn” (hận) của những người phụ nữ có tài có sắc nhưng phải chịu nhiều uất ức. Nỗi hận ấy từ bao nhiêu đời nay đâu có gì thay đổi được, một câu hỏi nhưng không có câu trả lời thỏa đáng, ngay cả ông trời cũng “không có câu trả lời”, không giải đáp được.
3. Câu 3 trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với những người phụ nữ có tài năng văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói lên sự cảm thông, tấm lòng thương người của nhà thơ trước một người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh. Đồng thời, đó còn là sự trân trọng của tác giả trước những người nghệ sĩ, một giá trị nhân văn tiến bộ của nhà thơ trước xã hội lúc bấy giờ.
4. Câu 4 trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận kết) đối với chủ đề toàn bài:
Hai câu đề là hai câu nhằm để tả cảnh mà để nói về người. Tác giả ngắm nhìn cảnh điêu tàn của Hồ Tây mà liên tưởng tới người, đồng thời nảy sinh cảm xúc, đến sự thay đổi của cuộc đời của một con người.
Hai câu thực cho người đọc cảm nhận được số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh xinh đẹp thông qua tài năng và nhan sắc của nàng được tác giả dùng hình ảnh ẩn dụ “son phấn” và “văn chương” để nói tới
Hai câu luận tác giả liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.
Hai câu kết là sự bày tỏ tấm lòng của nhà thơ và sự mong muốn của tác giả tìm thấy một sự đồng cảm với những con người tài hoa bạc mệnh của đời sau.
III. Luyện tập bài Đọc tiểu thanh kí Ngữ văn 10 tập 1
Đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Hồng nhan tự thủa xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
Đây là lời của nhân vật Thúy Kiều khi nhắc về nhân vật Đạm Tiên. Đó là sự cảm thông của nàng dành cho một người phụ nữ có nhan sắc, có tài năng nhưng tiếc thay số phận không được như ý muốn “bạc mệnh có chừa ai đâu” cũng như nhân vật Tiểu Thanh kia. Tuy là lời của nhân vật Thúy Kiều nhưng đồng thời cũng là lời của tác giả, cảm thương cho những con người tài hoa bạc mệnh.