31/03/2021, 14:50

Bài soạn "Câu phủ định" số 3 - 6 Bài soạn "Câu phủ định" lớp 8 hay nhất

I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG Câu 1: a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng. b. Câu (a) dùng để khẳng định việc "Nam đi Huế" là có diễn ra, còn câu (b), (c), (d) dùng để phụ định sự việc đó, tức là việc "Nam đi Huế" không ...

I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG

Câu 1:

a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng.

b. Câu (a) dùng để khẳng định việc "Nam đi Huế" là có diễn ra, còn câu (b), (c), (d) dùng để phụ định sự việc đó, tức là việc "Nam đi Huế" không diễn ra.


Câu 2:

- Những câu có từ ngữ phủ định là:

+ (1) Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

+ (2) Đâu có!

Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ.


II. Luyện tập

Câu 1: Có những câu phủ định bác bỏ sau:

a.

- Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu!

- Không, chúng con không đói nữa đâu.

b. Đó là những câu phủ định bác bỏ vì nó "phản bác" một ý kiến, nhận định trước đó.


Câu 2:

a.Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c)

Việc dùng câu phủ định theo lối dùng hai từ ngữ phủ định (gọi là phu định của phủ định) hay dùng một từ phủ định kết hợp với một từ bất định (không), một từ nghi vấn là cách để nhấn mạnh hơn ý cần diễn đạt. Nghĩa của các câu loại này chắc chắn sẽ đậm hơn nghĩa của các câu khẳng định tương đương (như đã lấy ví dụ ở trên).


Câu 3:

- Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau:Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

- Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi, bởi: từ chưa mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói ,nghĩa là lúc ấy Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được


Câu 4:

a. Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định), nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó).

Câu 5: Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng vào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được).

Ảnh minh họa (Nguồn intetnet)
Ảnh minh họa (Nguồn intetnet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

0