Bài soạn "Cách lập ý của bài văn biểu cảm" số 1 - 6 Bài soạn "Cách lập ý của bài văn biểu cảm" lớp 7 hay nhất
I. Những cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm 1. Liên hệ hiện tại và tương lai Tác giả liên tưởng tới tương lai khẳng định sự mật thiết, gắn bó sâu sắc của tre với đời sống của con người Việt Nam + Tre giúp ích trong lao động, trong sản xuất, chiến đấu + Tre là vẻ ...
I. Những cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm
1. Liên hệ hiện tại và tương lai
Tác giả liên tưởng tới tương lai khẳng định sự mật thiết, gắn bó sâu sắc của tre với đời sống của con người Việt Nam
+ Tre giúp ích trong lao động, trong sản xuất, chiến đấu
+ Tre là vẻ đẹp tinh thần con người Việt Nam
- Tác giả ngợi ca cây tre thông qua việc phân tích vẻ đẹp, công dụng riêng của tre bằng lời văn tha thiết, những câu cảm thán
2. Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại
- Tác giả nghĩ về con gà đất một món đồ chơi không thể quên trong cuộc đời mình như một kỉ niệm không thể quên trong cuộc đời mình
+ Tác giả vừa hồi tưởng những năm tháng tuổi thơ được say mê chơi món đồ chơi dân gian
+ Những thứ đồ chơi đó đã tđi theo suốt cuộc đời tác giả và trở thành những điều không thể quên
→ Nối kết thành công hiện tại với quá khứ, trình bày được sự vận động trong suy nghĩ, nhận thức của tác giả, bộc lộ được tình cảm của tác giả
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong muốn
- Việc tưởng tượng ra tình huống cũng là cách nêu ra mong muốn, khao khát của bản thân
- Trong Đoạn trích Những tấm lòng cao cả, nhờ việc tạo ra được tình huống tưởng tượng mà tác giả đã trình bày hết được những suy nghĩ thầm kín, tình cảm kính trọng, yêu quý với cô giáo.
- Trong đoạn trích Mõm Lũng Cú tột Bắc, Nguyễn Tuân đã thể hiện được rõ ràng, cụ thể tình yêu Tổ quốc mà Nguyễn Tuân thể hiện cụ thể rõ ràng, tình yêu, cụ thể rõ ràng của đất nước mình.
- Mạch viết văn liên tục, tự nhiên, tránh được sự gượng gạo, khiên cưỡng và bộc lộ tình cảm nhờ đó tăng được tính chân thật
4. Quan sát suy ngẫm
Qua đoạn văn cho thấy sự quan sát đã giúp tác giả gợi lại một cách chi tiết và chân thực bóng dáng u, khuôn mặt u, từ đó thể hiện lòng thương cảm và sự hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.
II. Luyện tập
Lập dàn ý cho bài văn viết về con vật nuôi
Dàn ý cho bài văn biểu cảm viết về con gà trống
Mở bài: Giới thiệu về con vật nuôi cho em nhiều cảm xúc, thân thiết gắn bó với em
Thân bài
- Miêu tả qua về con vật nuôi đó:
+ Hình dáng bên ngoài, màu lông, cân nặng, kích thước
+ Miêu tả chi tiết: Mắt, mũi, chân, thân mình, đuôi
- Nêu lai lịch, nguồn gốc của nó: do mua hay được tặng…
- Thói quen thường ngày của con vật, sở thích của con vật đó.
- Con vật nuôi gắn bó với em như thế nào? Kỉ niệm nào đáng nhớ với con vật nuôi đó
- Tình cảm của em dành cho con vật đó thế nào
Kết bài
Cảm xúc của em dành cho con vật đó