31/03/2021, 15:20

Bài soạn "Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận" số 5 - 6 Bài soạn "Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận" lớp 8 hay nhất

Đề bài: Trang phục và văn hóa. 1) Định hướng làm bài Có thế cụ thể hóa đề bài tuân theo tình huông cụ thể như sau: Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thông văn hoá của dân lộc và hoán cảnh của gia ...

Đề bài: Trang phục và văn hóa.

1) Định hướng làm bài

Có thế cụ thể hóa đề bài tuân theo tình huông cụ thể như sau:

Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thông văn hoá của dân lộc và hoán cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyêt phục các bạn thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.


2) Xác định luận điểm:

Nên đưa vào bài viết những luận điểm sau

a) Gần đây cách ăn mặc của các bạn có nhiều thay đổi, không còn giàn dị, lành mạnh như trước nữa.

b) Việc chạy theo các “mốt" ân mặc ấy cố nhiều tác hại (làm mất thời gian cùa các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).

c) Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẻ àm cho mình trở thành người “văn minh", sành diệu".

d) (Không đưa)

e) Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại, nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.


3.Sắp xếp luận điểm

Có thể sắp xếp như sau:

a) Gần đây, cách ăn mặc của các bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

b) Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.

c) Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại, nhưng cũng phải phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói I lên phẩm cách tốt đẹp của con người.

đ) Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn, làm ânh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ.

e) Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.


4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả

Nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình. Vì nhờ dó việc trình bày luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh dộng hơn.

Trong hai đoạn văn nghị luận trên có các yếu tố miêu tả như minh họa các luận điểm a và b. Trong đoạn a yếu tố hình ảnh miêu tả một bạn 1 suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tinh để chơi trò diện tử là không 1 phù hợp với luận diểm.


I - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Việc luyện tập trong tiết này yêu cầu các em lập dàn bài chi tiết cho đề văn "Trang phục và văn hoá" và tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh, những câu chuyện em đã tích luỹ được xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống nhà trường và ngoài xã hội.


Câu 2. Các em cần lưu ý tình huống gợi ý sau đây trong SGK đế dễ viết hơn, dễ "nghị luận" hơn :

- Bạn em đang đua đòi trong việc ăn mặc không lành mạnh, nhất là ăn mặc lại không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá và với hoàn cảnh kinh tế của gia đình.

- Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục bạn đó thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho đúng đắn.


Câu 3. Để viết bài này, SGK đã nêu lên một số luận điểm. Trong số những luận điểm đó, có những luận điểm không phù hợp, cần phải lược bỏ. Những luận điểm còn lại cũng mới chỉ là sự liệt kê mà chưa thực sự là sự sắp xếp hợp lí các luận điểm. Bởi vậy, sau khi lược bỏ những luận điểm không cần thiết, các em có thể sắp xếp những luận điểm còn lại như sau :

- Luận điểm 1: Gần đây, cách ăn mặc của bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

- Luận điểm 2: Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người "văn minh", "sành điệu".

- Luận điểm 3: Việc chạy theo các "mốt" ăn mặc ấy có nhiều tác hại :

+ Làm mất thời gian

+ Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập

+ Gây tốn kém cho cha mẹ

- Luận điểm 4: Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại, nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.


Câu 4. Dựa vào những luận điểm này, các em có thể cân nhắc lựa chọn để đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào vị trí thích hợp trong quá trình lập luận của bài văn.


Bài tập 5: Trang 126 ngữ văn 8 tập 2

Viết một đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả trong đó trình bày trước tổ( trước lớp). Cần lắng nghe sự góp ý của thầy, cô giáo và của các bạn để sửa chữa đoạn văn cho hay hơn.

Cách làm cho bạn:

Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi không còn giản dị lành mạnh như trước nữa. Thay vì những bộ đồng phục truyền thống như tà áo dài, quần vài, áo sơ mi,... thì giờ đây các bạn đã lựa chọn cho mình những bộ trang phục lòe loẹt in hình thần tượng,những dòng chữ loằng ngoằng hay những hình ảnh phản cảm trên áo. Những trang phục được các bạn lựa chọn, ưa thích là những trang phục mà các bạn cho rằng đó là đẹp, là thời thượng, là hợp thời, và thể hiện được cái "chất" của các bạn. Những chiếc áo xẻ, bó sát hay những chiếc quần bò xé gấu, thủng gối được các bạn mặc đến trường gây phản cảm nơi học đường. Nhiều bạn còn nhuộm tóc lòe loẹt xanh đen, tím, vàng, tô son trang điểm lòe loẹt làm mất đi sự trong sáng hồn nhiên và sự giản dị đối với lứa tuổi học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều bạn nói đấy là phong cách, là cá tính của các bạn, thể hiện được sự năng động trẻ trung nhưng thực sự khi mặc những trang phục phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi của mình, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến sựu giáo dục của nhà trường và cái nhìn của xã hội.


Cách đây 2 năm, tôi có gặp một em học sinh, em đang học lớp 8 của một trường THCS tại thành phố. Hôm đó em đến lớp với một bộ trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi của mình: một chiếc quần sooc bò ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa và một chiếc áo hai dây bó sát. Phía bên ngoài em khoác thêm một chiếc áo voan mỏng tanh, gần như không có tác dụng che chắn gì. Tôi ngạc nhiên hỏi thì em nói vì trời nóng quá với lại đây đang là mốt của năm nay. Em không thể để mình lạc hậu được. Các bạn có thể mặc gì tùy thích thế nhưng trang phục đẹp nhất là khi nó phù hợp với hoàn cảnh, nơi các bạn xuất hiện chứ không phải là thích gì mặc nấy, bất chấp nơi bạn đến là trường học hay những chốn linh thiêng. Hãy luôn nhớ là, cách ăn mặc chính là một loại ngôn ngữ nói lên con người bạn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0