31/03/2021, 14:51

Bài soạn "Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình" số 4 - 6 Bài soạn "Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình" lớp 7 hay nhất

I. Tìm hiểu tác phẩm 1. Câu 1 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Bài ca dao thứ nhất là lời ru của người mẹ dành cho con Bài ca dao thứ hai là lời người con gái lấy chồng xa quê thương nhớ tới người mẹ già ở quê nhà Bài ca dao thứ ba là lời của con cháu nói với ông bà Bài ca dao thứ ...

I. Tìm hiểu tác phẩm

1. Câu 1 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Bài ca dao thứ nhất là lời ru của người mẹ dành cho con
Bài ca dao thứ hai là lời người con gái lấy chồng xa quê thương nhớ tới người mẹ già ở quê nhà
Bài ca dao thứ ba là lời của con cháu nói với ông bà
Bài ca dao thứ tư là lời của cha mẹ răn dạy con cháu hoặc lời của anh em ruột thịt bảo ban, dạy bảo nhau


2. Câu 2 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Tình cảm mà bài ca dao 1 muốn nhắn nhủ là:

Nhắc nhở con cái về trách nhiệm, bổn phận về công lao sinh thành như trời biển của cha mẹ. Đồng thời bài ca dao cũng nhắc nhở mọi người về tình cảm thiêng liêng không có gì so sánh được của con cái đối với những bậc sinh thành.
Cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này là:

Bài ca dao sử dụng những hình ảnh so sánh ví von. Cụ thể “Công cha” được so sánh như “núi ngất trời”, “nghĩa mẹ” được so sánh với “nước ngoài biển Đông”. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với công lao của cha mẹ.
Biện pháp nghệ thuật đối xứng làm khắc sâu ý nghĩa, công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối với biển
Thể thơ lục bát uyển chyển, mềm mai, giọng điệu du dương như lời ru của mẹ thì thầm, sâu lắng
Từ "công" là nghĩa trừu tượng, đã được cụ thể hóa thành "cù lao chín chữ" để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.
Một số bài ca dao cũng nói về công cha nghĩa mẹ là

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ

Hay

Công cha nghĩa mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ hai thân

Thức khuya dậy sớm chuyên cần

Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con


3. Câu 3 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Bài hai là tâm trạng của người con gái lấy chồng xa quê. Ta có thấy rõ tâm trạng đó qua các hình ảnh về thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

Thời gian”chiều chiều”, không phải một buổi chiều cụ thể mà là chiều nào cũng vậy, từ láy gợi cảm giác buồn bã, sự lặp đi lặp lại của thời gian.
Không gian “ngõ sau”, gợi ra hình ảnh vắng lặng, thưa người qua lại, cùng với thời gian “chiều chiều” càng gợi cho người đọc về thân phận nhỏ bé của người phụ nữ và nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.
Hành động “đứng”, chứ không phải là ngồi, trong bối cảnh không gian vắng lặng, thời gian đã về chiều, người còn gái đứng trông về quê nhà, gợi cho chúng ta thấy được sự khắc khoải nhớ mong của người con gái, hình ảnh đó càng trở nên nhỏ bé, cô độc và đáng thương hơn nữa
Nỗi niềm “ruột đau chín chiều”, nỗi niềm của người con gái lấy chồng xa quê chứa đựng bao u uất, bao nỗi niềm tâm sự dường như nỗi lòng của cô không chỉ dừng lại ở nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, mà còn chen lẫn nỗi niềm cay đắng, xót xa về thân phận làm dâu côi cút ở nhà chồng, nhớ mẹ, thương mẹ già ở nơi xa không ai chăm sóc.


4. Câu 4 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được thể hiện qua những hình ảnh sau:

Hình ảnh so sánh “bao nhiêu…bấy nhiêu”, tác giả đã cụ thể hóa nỗi nhớ, làm cho nỗi nhớ trở nên trùng điệp, không thể nào kể xiết.
Hành động “ngó lên” thể hiện sự tôn kính dành cho tổ tiên
Sự vật dùng để so sánh “nuộc lạt mái nhà” gợi lên sự kết nối bền chặt của sự vật, qua đó tác giả muốn nói đến sự gắn kết bền chặt của những người cùng một huyết thống, cùng một nguồn cội. Số nuộc lạt đồng thời cũng ngầm nói đến công lao của ông bà dành cho con cháu không gì có thể đếm xuể. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh”bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” nỗi nhớ, sự kính trọng của con cháu dành cho ông bà được cụ thể hóa trở nên trừu tượng.


5. Câu 5 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Trong bài 4, tình cảm anh em được thể hiện qua những hình ảnh:

Tuy hai anh em là hai nhưng đều có chung “bác mẹ”, cùng chung “một nhà”, khác với người xa lạ, hai anh em có cùng chung huyết thống, cùng sống chung dưới một mái nhà. Quan hệ tình cảm được tác giả so sánh như “tay chân”, những bộ phận không thể tách rời trên cơ thể. Qua những hình ảnh đó, ta có thể thấy tình cảm anh em là sự gắn bó khăng khít, anh em phải hòa thuận, nương tựa vào nhau cùng xây dựng gia đình êm ấm.


6. Câu 6 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Những biện pháp nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng là:

Nghệ thuật so sánh, ví von
Thể thơ lục bát nhẹ nhàng, uyển chuyển
Hình ảnh thơ sử dụng gần gũi, thân thuộc trong đời sống
Âm điệu tâm tình, ngọt ngào như lời ru của mẹ


II. Luyện tập

1. Câu 1 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Tình cảm được diễn tả trong cả bốn bài ca dao trên là tình cảm gia đình: công ơn sinh thành, tình cảm của cha mẹ đối với con cái, tình cảm của con cái đối với cha mẹ, ông bà đối với con cháu, tình cảm anh em một nhà
Đó là những tình cảm thiêng liêng, những bài ca dao nhắc nhở những thế hệ sau luôn phải nhớ ơn, tôn trọng và giữ gìn.


2. Câu 2 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Những bài ca dao có nội dung tương tự là

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Hay

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày, thức đủ năm canh…”

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

0