Bài soạn "Bàn về phép học" của Nguyễn Thiếp số 6 - 6 Bài soạn "Bàn về phép học" của Nguyễn Thiếp lớp 8 hay nhất
I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (sgk) 2 Tác phẩm :Thể loại: TấuTác phẩm ra đời do Nguyễn Thiếp gửi đến vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791 II. Soạn bài Câu 1 trang 78 sgk Ngữ văn 8 tập 2 Ở đoạn "Ngọc không mài… những điều tệ hại ấy" tác giả nêu ...
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (sgk)
2 Tác phẩm :Thể loại: TấuTác phẩm ra đời do Nguyễn Thiếp gửi đến vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791
II. Soạn bài
Câu 1 trang 78 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Ở đoạn "Ngọc không mài… những điều tệ hại ấy" tác giả nêu ra mục đích chân chính của việc học, nêu lên ý nghĩa chân chính của việc học:
Học để hiểu đạo
Học để làm người, học để ứng xử đúng mực
Câu 2 trang 78 sgk ngữ văn 8 tập 2
Tác giả lên án phê phán lối học:
Học hình thức, mưu cầu danh lợi, học tầm thường và thực dụng
Không biết đến tam cương ngũ thường, học mất hết ý nghĩa chân chính
Những tên theo sự học giả dối, học để làm quan, những tên như vậy chỉ mang lại sự nguy khốn cho nước nhà
Câu 3 trang 75 sgk ngữ văn 8 tập 2
Để nhằm khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếc đã đưa ra giải pháp sau:
Mở rộng thêm trường, thành phần học, người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học
Việc học phải có tuần tự
Học rộng rồi tóm lược
Học phải đi đôi với hành
Câu 4 trang 75 sgk ngữ văn 8 tập 2
Bài Bàn luận về phép học gồm các phép học sau:
Từ đơn giản đến khó
Từ thấp đến cao
Từ lí thuyết đến thực hành
Câu 5 trang 75 sgk ngữ văn 8 tập 2
Lược đồ dựa vào ý sau đây:
- Mục đích chân chính của việc học:
- Phê phán hình thức học để vụ lợi, học hình thức
- Đưa ra giải pháp về cách học
=> Lợi ích lâu bền của việc học chân chính.
III Luyện tập bài Bàn luận về phép học
Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp " học đi đôi với hành"Học là quá trình con người tiếp thu tri thức, kiến thức mới mà trước đây ta chưa được biết đến. Nguồn kiến thức đó có thể về nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội, khoa học,... Tuy các lĩnh vực có nguồn kiến thức vô cùng rộng lớn và đang dạng nhưng suy cho cùng, khi ta tiếp nhận kiến thức ấy trên bề mặt lí thuyết thôi thì không có gì hữu dụng mà ắt chúng ta phải thực hành và luyện tập tràu dồi các bài học, kĩ năng ấy để có thể áp dụng vào chính đời sống của chúng ta. Học nếu không hành thì chỉ là lí thuyết viển vông, học mà không hành thì mọi kiến thức có thể bị lãng quên theo thời gian khiến chúng ta mất công vô ích. Vì vậy, người xưa thường dạy: Học đi đôi với hành. Song song hai việc giúp con người ta xây dựng một nền tảng kiến thức và kĩ năng nhất định trong cuộc sống.