Bài soạn "Bài thơ số 28" của Ta-go số 5 - 6 Bài soạn "Bài thơ số 28" của Ta-go lớp 11 hay nhất
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Nội dung: Bài thơ số 28 hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có tình yêu trọn vẹn chỉ có cách là luôn khám phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu. Nghệ thuật: Ta – ...
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Nội dung:
Bài thơ số 28 hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có tình yêu trọn vẹn chỉ có cách là luôn khám phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu.
Nghệ thuật:
Ta – go đã vận dụng bút pháp hướng nội, thực hiện lối cấu trúc theo tầng bậc: từ thấp đến cao, hoặc từ ngoài vào trong. Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm kết hợp với thủ pháp so sánh, tượng trưng, ẩn dụ làm rõ thêm chất suy tư triết lý trong bài thơ. Giọng điệu bóng bẩy, trữ tình nhưng đồng thời cũng đầy chất triết lý.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: SGK – 62:
Hình ảnh so sánh trong câu mở đầu thể hiện niềm khát khao hòa hợp, hiểu biết nhau trong tình yêu. Đôi mắt như ánh sáng lung linh diệu huyền muốn rọi sáng tận đáy sâu trái tim người yêu. Khát khao thấu hiểu người mình yêu là chính đáng nhưng vô vọng bởi chiều sâu tâm tưởng anh là vô cùng như chiều sâu của biển cả.
Câu 2: SGK – 62:
Lối cấu trúc giả định rồi phủ định để đi đến kết luận nhằm thể hiện triết lý của Tago về tình yêu. Từ những tương đồng khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú và tình yêu, Tago muốn nói:
Nếu cuộc đời là viên ngọc: nguyện “đập vỡ”, “xâu thành chuỗi quàng vào cổ em”.
Nếu cuộc đời là đóa hoa: “hái nó đặt lên mái tóc em”.
Nghĩa là Tago muốn dâng trọn vẹn cho người yêu nếu có thể được. Nhưng nhà thơ lại thừa nhận “đời anh là trái tim, nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó”. Nó là thế giới bí ẩn, và vô biên.
Lối cấu trúc giả định về trái tim tình yêu không hề đơn giản.
Trái tim là hình ảnh cụ thể – phút giây lạc thú là trừu tượng lại nở thành nụ cười nhẹ nhõm.
Trái tim - hình ảnh cụ thể đối lập với khổ đau hình ảnh trừu tượng – tan thành lệ và phản chiếu nỗi niềm u uẩn.
Hai trạng thái tâm lý trái ngược nhau: niềm vui và nỗi buồn, từ đó thể hiện khát khao phơi trải để người mình yêu thấu suốt trái tim được dễ dàng hơn.
Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú với khổ đau với tình yêu nhà thơ muốn thể hiện triết lí về cuộc đời, về trái tim:
Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng.Trái tim tình yêu không hề đơn giản, nó là sự tổng hòa của những tâm trạng phức tạp, thậm chí đối nghịch nhau. Tất cả những điều đó đều tồn tại không phải chỉ trong phút giây chốc lát mà là mãi mãi.
Câu 3: SGK – 62
Cách nói nghịch lí:
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
Không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Để bày tỏ khát khao của mình, chàng trai bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu nhưng lại rơi vào nghịch lí: chính vì thế mà người yêu “không biết gì tất cả về anh...”
Cách nói đấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ nắm bắt được.