31/03/2021, 14:54

Bài soạn "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" số 2 - 6 Bài soạn "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ lớp 7 hay nhất

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả. Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. Đỗ Phủ quê ở tỉnh Hà Nam. Ông từng là quan trong một thời gian ngắn nhưng gần như suốt đời ông phải sống trong đau khổ và bệnh tật. Sống phải thời loạn lạc, Đỗ Phủ đã phải ...

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả.

Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. Đỗ Phủ quê ở tỉnh Hà Nam. Ông từng là quan trong một thời gian ngắn nhưng gần như suốt đời ông phải sống trong đau khổ và bệnh tật. Sống phải thời loạn lạc, Đỗ Phủ đã phải phiêu dạt đi rất nhiều nơi, rồi ông được bạn bè, người thân giúp đỡ dựng được ngôi nhà bên cạnh khe Cán Hoa (phía tây thành đô). Nhưng buồn thay, vừa chuyển đến ngôi nhà mới được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió phá nát. Bài thơ này ra đời trong hoàn cảnh ấy.


2. Tác phẩm

Đây là bài thơ được viết theo lối cổ thể (tương đối tự do về vần, luật, đối). Bằng bút pháp hiện thực sắc sảo cũng như tinh thần nhân đạo cao cả, bài thơ đã có ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca trung Quốc thời sau.


II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Câu 1. a) Bài thơ gồm bốn phần:

- Phần 1 (khổ thứ nhất): tác giả tả lại cảnh gió thu cướp mất lớp tranh của ngôi nhà.

- Phần 2 (khổ 2): kể lại cảnh trẻ con lấy nốt lớp tranh đã bị gió thổi tung.

- Phần 3 (khổ 3): tả lại nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa.

- Phần 4 (khổ 4): ước mơ cao cả của nhà thơ.

b) Bài thơ có ba đoạn mỗi đoạn chứa năm câu (đây là hiện tượng hiếm thấy trong thơ ca cổ Trung Quốc, bởi thường số câu trong mỗi đoạn là nhịp chẵn). Riêng khổ ba dài hơn, gồm 8 câu, diễn tả nổi khổ cực vô hạn của nhà thơ. Đến khổ 4, các câu trong đoạn lại đều là những câu dài hơn các phần khác, có lẽ để diễn đạt những tâm tư, tình cảm và khát vọng cao đẹp và hũng vĩ của nhà thơ.

Việc bố trí sắp xếp các câu, các đoạn như vừa phân tích ở trên chứng tỏ Đỗ Phủ là người không quá câu về hình thức trong sáng tác. Ông có thể chủ động thay đổi số câu, số chữ, cách gieo vần,… cốt là để phục vụ tốt nội dung diễn đạt.


Câu 2. Các phương thức biểu đạt trong từng đoạn thơ:

Miêu tả

Tự sự

Biểu cảm trực tiếp: Phần 4

Miêu tả- tự sự: Phần 1

Miêu tả- biểu cảm: Phần 3

Tự sự - Biểu cảm: Phần 2

Tự sự- miêu tả- biểu cảm

- Ở phần thứ nhất, đằng sau sự mất mát về vật chất là nỗi đớn đau về mặt tinh thần (khi tác giả chứng kiến cảnh trẻ con cướp những tấm tranh – cuộc sống cùng cực quá đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ).3. Nỗi khổ của nhà thơ được đề cập trong phần hai, đặc biệt là trong phần ba của bài thơ. Nó gồm cả nỗi khổ về vật chất và tinh thần, là nỗi khổ của cá nhân nhưng cũng là nỗi khổ của cả một xã hội, một thời đại.

- Ở phần ba, nỗi khổ của cả gia đình trong đêm mưa được nhà thơ miêu tả một cách chi tiết và cặn kẽ. Đêm tối mù mịt, nhà dột, chăn nát,… cơm mưa kéo dài suốt đêm không dứt càng làm cho nỗi khổ thêm chồng chất.

Bao nhiêu nỗi khổ ào ạt đến với nhà thơ nhưng ở trong hoàn cảnh ấy, sự lo lắng của nhà thơ không phải chỉ hướng đến gia đình, người thi sĩ còn trăn trở về cuộc đời, về thời thế nhiều hơn.


Câu 4. Giả sử nếu không có phần thơ cuối, chúng ta vẫn có một bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao. Bởi nó vẫn nói lên được nỗi thống khổ thực sự của con người trước sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như vẫn nói lên được sự âu lo của nhà thơ trước việc đời (lo lắng về nhân cách của lũ trẻ).

Tuy nhiên nhờ có năm dòng thơ cuối mà nỗi đau của một người mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi đau của muôn người, muôn nhà. Hơn thế, nó còn cho thấy tư tưởng nhân văn cao đẹp của nhà thơ (khi đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau riêng). Khổ thơ cuối chứa chan lòng vị tha nhân đạo. Ước mơ của nhà thơ tuy ảo tưởng nhưng rất đẹp, bởi có bắt nguồn từ khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no.


III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Với ba đoạn thơ đầu, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức tự sự và miêu tả, khi đọc cần chú ý những chi tiết miêu tả nỗi khổ: tranh bị gió cuốn, trẻ cướp mất tranh, cả nhà ngủ trong cảnh giột nát… Đến khổ thơ cuối đọc cao giọng hơn, thể hiện được khát vọng cao cả của tác giả.

2. Có thể tóm tắt đoạn văn như sau:

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá thể hiện nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ, đồng thời cũng là nỗi khổ của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Có lẽ vì thế, nó sẽ mãi còn đủ sức lay động niềm trắc ẩn của độc giả cho tới mai sau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0