25/04/2018, 20:59

Bài Luyện tập tạo lập văn bản SBT Ngữ Văn 7 tập 1 trang 38: Bạn em muốn tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Bạn em muốn tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế tổ chức với đề tài : Tôi viết bức thư này cho bạn để nói về tình bạn và sự khác biệt giữa chúng ta.. Soạn bài Luyện tập tạo lập văn bản SBT Ngữ Văn 7 tập 1. 1. Bạn em muốn ...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Bạn em muốn tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế tổ chức với đề tài : Tôi viết bức thư này cho bạn để nói về tình bạn và sự khác biệt giữa chúng ta.. Soạn bài Luyện tập tạo lập văn bản SBT Ngữ Văn 7 tập 1.

1. Bạn em muốn tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế tổ chức với đề tài : Tôi viết bức thư này cho bạn để nói về tình bạn và sự khác biệt giữa chúng ta.

   Nhưng bạn vẫn chưa giải quyết được những băn khoăn :

   a) Bức thư dự thi sẽ viết cho ai . Viết cho người lớn hay trẻ em, cho người trong nước hay người nước ngoài, hay viết cho bất kì ai cũng được ?

   Bức thư sẽ nói đến sự khác biệt gì ? Chỉ được nói đến những sự khác nhau được coi là quan trọng như về lịch sử, địa lí, văn hoá, phong tục hay còn được nói đến những nội dung gần gũi với tuổi của mình hơn như sở thích về ăn uống, về trò chơi (nặn người tuyết hay đánh chắt, đánh chuyền…) ?

   b) Bức thư dự thi sẽ Vỉết về cái gì ?

   Nếu bạn hỏi ý kiến em thì em sẽ trả lời thế nào để bạn không còn vướng mắc ?

Trả lời:

Bức thư không thể viết cho bất kì ai. Theo đúng yêu cầu của đề bài thì thư ấy phải được viết và chỉ có thể được viết để gửi tới một bạn cũng nhỏ tuổi như em. Mặt khác, đây là cuộc thi do một tổ chức quốc tế phát động trên phạm vi toàn thế giới, vì thế người nhận nên là một bạn nước ngoài. Sự khác biệt được nói trong thư có thể và nên là các sự khác biệt mà một người trong lứa tuổi của em có thể nhận thức và lấy làm thích thú.

2. Nội dung thư đã được quy định rõ : “nói về tình bạn và sự khác biệt”. Nhưng theo bạn đó hiểu, tình bạn được xây dựng từ những điểm chung giữa hai người. Vậy làm sao có thể kết hợp cả tình bạn lẫn sự khác biệt, hai nội dung trái ngược nhau vào cùng một bức thư mà không làm cho bức thư đó trở nên rời rạc và mâu thuẫn ?

Trả lời:

   Không nên hiểu tình bạn và sự khác biệt là hai khái niệm trái ngược, mâu thuẫn với nhau theo nghĩa : Có tình bạn thì không thể có sự khác biệt và ngược lại. Cần nhớ rằng : Sự khác biệt vẫn có thể làm nên tình bạn, và hơn thế nữa, sự khác biệt nhiều khi còn làm cho tình bạn thêm phong phú và hấp dẫn.

3. Bạn còn có một băn khoăn khác nữa : Thư cũng là một văn bản. Và cũng như các văn bản khác, nó cũng cần có một Mở bài. Nhưng bức thư dự thi này lại được gửi đến một người mà bạn còn chưa gặp, chưa quen. Vậy phải mở đầu thư thế nào cho tự nhiên, hợp lí ? Em hãy làm cho bạn đỡ băn khoăn bằng cách thử gợi ra một cách mở bài cho bức thư mà bạn định dự thi.

Trả lời:

Có thể tham khảo những dòng đầu tiên của bức thư sau :

   Chào Friendship, chào người bạn gái Mĩ của tôi ! Tôi viết thư này cho bạn bên ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, khi chỉ còn ít phút nữa thôi là cả thế giới sẽ bước vào một thiên niên kỉ mới. Giờ phút chuyển giao sao mà thiêng liêng thế ! Và Friendship ơi, tôi muốn tình bạn của chúng ta được khởi đầu từ chính thời điểm thiêng liêng này. Tôi tự giới thiệu luôn nhé, cho bạn thân yêu đỡ phải ngạc nhiên. Tôi là Trang – nghĩa là hoa mẫu đơn đây. Tôi đang học ở trường Trưng Vương, ngôi trường ở giữa lòng Thủ đô Hà Nội và vinh dự mang tên một nữ anh hùng của dân tộc chúng tôi. Còn tại sao tôi lại biết bạn ư ? Thì tôi chính là người đã được nhận món quà của bạn trong chuyến hàng của các bạn thiếu nhi Mĩ gửi tặng thiêu nhi Việt Nam. Trong hộp quà ấy bạn đã gửi kèm tấm ảnh chân dung, đằng sau ghi rõ họ tên, địa chỉ và cả email nữa. Tôi lập tức có ngay ấn tượng với tên của bạn vì trong cái tên ấy như đã ẩn chứa thông điệp của tình bạn, tình hữu nghị rồi.

4. Như mọi văn bản khác, bức thư dự thi của bạn phải có một Kết bài. Em hãy thử đưa ra cho bạn tham khảo một phần Kết bức thư, phần Kết mà em cho là vừa đáp ứng được yêu cầu của phần Kết bài lại vừa tương đối tự nhiên và khéo léo.

Trả lời:

Và đây là phần Kết của bức thư đã dẫn :

   Friendship ơi ! Khi tôi định nói lời tạm biệt thì mới chợt nghĩ: làm sao bạn có thể đọc được bức thư này nhỉ ? Tôi hiểu rằng rồi sẽ tìm ra một cách nào đó thôi. Nhưng sao tôi cứ ao ước Friendship đọc được thư này bằng tiếng Việt cơ ! Tiếng Việt giàu và đẹp lắm, Friendship ạ, vì đó là tiếng nói của người dân nước tôi vốn giàu tâm hồn thơ ca và lòng nhân ái. Tôi cũng đang cố học tỉếng Anh cho thật giỏi. Hi vọng rồi chúng ta sẽ trao đổi với nhau bằng cả hai thứ ngôn ngữ để ngày càng hiểu nhau hơn, thân thiết gần gũi với nhau hơn, Friendship có muốn vậy không ? Chúc cho tình bạn của chúng ta đơm hoa kết trái. Chờ mong thư của bạn.

(Theo bài của Trần La Thuỷ Trang, giải Nhì cuộc thi viết thư quốc tế UPU toàn quốc năm 2001)

5. Cuối cùng, em hãy làm các công việc : xây dựng bố cục cho bức thư, viết thành văn toàn bộ bức thư theo bố cục mà em đã xây dựng và kiểm tra, sửa chữa lại thật cẩn thận bức thư ấy sau khi em đã viết xong.

0