14/01/2018, 14:15

Bài kiểm tra định kỳ môn Sinh học lớp 7 năm 2014 - 2015

Bài kiểm tra định kỳ môn Sinh học lớp 7 năm 2014 - 2015 Bài kiểm tra định kỳ môn Sinh học lớp 7 có đáp án Bài kiểm tra định kỳ môn Sinh học lớp 7 gồm 4 câu hỏi tự luận, là tài liệu học tập hữu ích dành ...

Bài kiểm tra định kỳ môn Sinh học lớp 7 năm 2014 - 2015

Bài kiểm tra định kỳ môn Sinh học lớp 7

gồm 4 câu hỏi tự luận, là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7, giúp các bạn ôn tập và làm bài hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2014 - 2015

                                                               BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Họ và tên:.........................                           MÔN: SINH HỌC 7
Lớp: 7A............                                                Thời gian: 45'

Đề Bài:

Câu 1: Em hãy nêu những đặc điểm chung của ngành ruột khoang? (2 điểm)

Câu 2: Hãy vẽ và trình bày vòng đời của sán lá gan? (3 điểm )

Câu 3: Nêu cấu tạo trong của giun đất? (3 điểm)

Câu 4: Nêu biện pháp phòng chống giun tròn kí sinh? (2 điểm)

Đáp án bài kiểm tra định kỳ môn Sinh học lớp 7

Câu 1: Em hãy nêu những đặc điểm chung của ngành ruột khoang? (2 đ)

  • Đối xứng tỏa tròn (0,5đ)
  • Ruột dạng túi (0,5đ)
  • Cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào (0,5đ)
  • Đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công (0,25đ)
  • Đều dị dưỡng   (0,25đ)

Câu 2:

Hãy vẽ và trình bày vòng đời của sán lá gan?

Sán trưởng thành →   Trứng →      Ấu trùng có lông (2,0đ)
                                                      ↓

 (Gan mật Trâu bò)                 Ấu trùng có đuôi

         ↑

Trâu bò ăn                                       ↓

       ↑

Kén bám vào cây cỏ, bèo    ←       Kết kén

Trình bày:

  • Trứng gặp nước nở thành ấu trúng có lông bơi (0,25đ)
  • Ấu trùng kí sinh ở ốc ruộng, sinh sản phát triển thành ấu trùng có đuôi (0,25đ)
  • Ấu trùng có đuôi rời ốc, bám vào cây thủy sinh và kết kén (0,25đ)
  • Trâu bò ăn phải cây cỏ nhiểm sán, bị nhiễm sán lá gan (0,25đ)

Câu 3: Nêu cấu tạo trong của giun đất?

Cấu tạo trong của giun đất:

  • Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch (0,75đ)
  • Hệ tiêu hóa: Phân hoá rõ: Lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, hậu môn. (0,75đ)
  • Hệ tuần hoàn: Mạch lưng mạch bụng vòng hầu (tim đơn giản) tuần hoàn kín  (0,75đ)
  • Hệ thầ kinh: Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh  (0,75đ)

Câu 4: Nêu biện pháp phòng chống giun tròn kí sinh?

  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh (0,5đ)
  • Không ăn đồ sống, ăn tái... (0,5đ)
  • Ăn thức ăn đã được nấu chín kĩ, uống nước đã đun sôi (0,5đ)
  • Uống thuốc tẩy giun theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần (0,5đ)
0