24/04/2018, 08:05

Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe- TBCN và XHCN Trả lời: Những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe- TBCN và XHCN: Một là, sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ chủ trương duy trì ...

Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe- TBCN và XHCN

Trả lời:

Những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe- TBCN và XHCN:

Một là, sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc  Liên Xô và Mĩ chủ trương duy trì hòa bình, ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, hòa bình dân chủ. Trái lại, Mĩ ra sức ủng hộ các lực lượng phản động, Mĩ ra sức ủng hộ các lực lượng phản động, chống giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước, chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

Hai là- Chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành hệ thống thế giới, đặc biệt là sự ra đời của nước CHND Trung Hoa. Hệ thống XHCN với không gian địa lí trải dài từ châu Âu qua châu Á tới Mĩ Latinh cùng với lực lượng hung mạnh của mình đã trở thành một đối trọng lớn đối với Mĩ và các nước phương Tây hầu như trong suốt nửa sau thế kỉ XX.

Ba là- Mĩ và các nước phương Tây đã thi hành một chính sách thù địch, gay căng thẳng đối với Liên Xô và các nước XHCN, từng bước đi tới tình trạng chiến tranh lạnh đối đầu gay gắt.


Từ ba cuộc chiến tranh đã nêu trong bài, em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Mĩ ?

Trả lời:

Từ ba cuộc chiến tranh, nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ:

Trong thời kì chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới, với những hình thức và mức độ khác nhau, đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ.

Cả ba cuộc chiến tranh nêu trong bài đều phản ánh tình trạng chiến tranh lạnh, nhằm triển khai “chiến lước toàn cầu” thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới của nước Mĩ với mục tiêu chủ yếu như: ngăn chặn, đẩy lùi, tiêu diệt hoàn toàn các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình dân chủ, tiến bộ thế giới,…


Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu hướng hòa hoãn giữa hai phe-TBCN và XHCN

Trả lời:

Những sự kiện chứng tỏ xu hướng hòa hoãn giữa hai phe-TBCN và XHCN:

Mâu thuẫn Đông-Tây và Cuộc chiến tranh lạnh đã gây hậu quả nặng nề cho cả Mĩ và Liên Xô, cho cả hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Không thể kéo dài mãi tình trạng đó. Từ đầu thập kỉ 70, trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện xu thế hòa hoãn, chuyển từ căng thẳng đối đầu sang hòa dịu đối thoại.

-Trước hết là quan hệ giữa hai nước Đức. Ngày 9-11-1972, CHDC Đức và CHLB Đức đã kí kết hiệp ước công nhận lẫn nhau, thừa nhận đường biên giới sau chiến tranh, thiết lập quan hệ láng giền thân thiện.

-Cũng trong năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1), đưa tới sự cân bằng Xô-Mĩ về lực lượng quân sự nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng.

-Trải qua cuộc đàm phán nhiều ngày, tháng 8-1975, 33 nước ở châu Âu (cả Đông và Tây Âu) cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki về an ninh, hợp tác châu Âu. Tình hình châu Âu giảm bớt căng thẳng rõ rệt.

-Từ nửa sau những năm 80, hai nước Xô-Mĩ đã tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao (M. Goocbachốp-Rigân, M. Goocbachốp- Busơ (cha)), kí kết các hiệp ước về kinh tế, khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung (1987), cắt giảm vũ khí chiến lược (1991).

-Cuối tháng 12-1989, tại cuộc gặp cấp cao không chính thức trên đảo Manta, hai nước Xô-Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm.

Sở dĩ hai siêu cường Xô-Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vì:

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các quốc gia khác.

- Sự vươn lên mạnh mẽ của Đức, Nhật Bản và Tây Âu ... đã gây ra nhiều khó khăn và thách thức to lớn. Các nước này đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

Do vậy hai cường quốc Xô-Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định và củng cố vị thế của mình.

Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.


Hãy nêu những biển đổi chính tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt

Trả lời:

Những biển đổi chính tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt:

Sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng kéo dài, đến những năm 1989-1991, chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết. Ngày 28-6-1991. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể; ngày 1-7-1991, Tổ chức Hiệp ước Vácsava cũng ngừng hoạt động. Với “cực” Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ. Thế “hai cực” của hai siêu cường không còn nữa, Mĩ là “cực” duy nhất còn lại.

Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á đã bị mất, ảnh hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

Trong khí đó, khối NATO vẫn tiếp tục duy trì, có ý đó mở rộng sang phía đông châu Âu.

Sự hợp tác Xô-Mĩ cũng dẫn đến xu thế đối thoại, hợp tác nhằm giải quyết từng bước các vụ tranh chấp hoặc xung đột khu vực như : vấn đề Apacthai, vấn đề Campuchia, vấn đề hòa bình và ổn định ở Trung Đông…


Hãy chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kì Chiến tranh lạnh

Trả lời:

Có thể chọn những sự kiện sau:

- Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Truman phát động cuộc chiến tranh lạnh nhằm  chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, viện trợ khoảng 17 tỉ USD cho các nước Tây Âu, vừa giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh, vừa nhằm hợp tác các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

“Kế hoạch Mácsan” đã tạo nên sự phân chia, đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Về nước Đức Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau. Nước Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.

- Việc thành lập tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu (Anbani, Ba Lan, Hunggari, Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Rumani) đã thành lập Tổ chức Vácsana, một liên minh chính trị-quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

- Sự đối đầu Đông-Tây căng thẳng đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh cục bộ ác liệt. Hầu như mọi cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ trong Chiến tranh lạnh.

- Trên cơ sở những thỏa thuận Xô-Mĩ, ngày 9-11-1972 hai nước Đức-Cộng hòa Dân chủ và Cộng hòa Liên bang- đã kí kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quả quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.

Cũng trong năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thỏa thuận việc hạn chế vã khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26-5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1)

- Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng hai nước Mĩ, Canada đã kí kết Định ước Henxinki, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.

- Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goocbachốp và Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.


Hãy nêu các xu hướng phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc

Trả lời:

Các xu hướng phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc:

- Trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới mang lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng  “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

- Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

- Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó.

- Sau Chiến tranh lạnh, hào bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.

Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. Nhưng cuộc tấn công khủng bổ bất ngờ  vào nước Mĩ ngày 11-9-2001 lại báo trước những nguy cơ mới đầy tệ hại của chủ nghĩa khủng bố quốc tế đối với mọi quốc gia-dân tộc trên hành tinh.

Zaidap.com

0