Bài 7: Tây Âu
Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950) Trả lời: Tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950): Các nước Tây Âu về hình thức là những nước cộng hòa (Pháp, Đức, Italia) hoặc quân chủ lập hiến (Anh, Tây ...
Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950)
Trả lời:
Tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950):
Các nước Tây Âu về hình thức là những nước cộng hòa (Pháp, Đức, Italia) hoặc quân chủ lập hiến (Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan…) nhưng đều theo chế độ dân chủ đại nghị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ trong các chính sách đối ngoại.
Ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu sau chiến tranh là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị-xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nèn kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa của mình.
Hầu hết các nước Tây Âu đã gia nhập khối quân sự Bức Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ đứng đầu. Pháp tiến hành xâm lược trở lại Đông Dương; Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai; Hà Lan trở lại Inđônêxia v.v.. Cộng hòa Liên bang Đức (chính thức than lập tháng 9-1949) đã trở thành một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữ hai cực Liên Xô và Mĩ.
Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội- chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.
Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu ?
Trả lời:
Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu (1950-1973):
Các nước Tây Âu đã áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động.
Nguyên nhân phát triển nhanh chóng chủ yếu là do áp dụng các tiến bộ khoa học –kĩ thuật, sự điều hành có hiệu quả và các chính sách của Nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ của Mĩ, lao động, nhân công và giá nguyên vật liệu thấp nhập từ “thế giới thứ ba”.
Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu trong những năm 1973-1991 là gì ?
Trả lời:
Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu trong những năm 1973-1991:
Về kinh tế, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, cũng như Mĩ và Nhật Bản, từ năm 1973 nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90.Hơn nữa Tây Âu luôn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phái Mĩ, Nhật Bản và các nước công ngiệp mới (NICs). Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại.
Về chính trị-xã hội, bên cạnh sự phát triển, nền dân chủ tư sản ở Tây Âu vẫn tiếp tục bộc lộ những mặt trái của nó. Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
Nhiều tội phạm xảy ra, trong đó điển hình là tội phạm mafia.
Nêu những nét chính về tình hình kinh tế và chính trị của Tây Âu trong thập kỉ 90
Trả lời:
Tây Âu trong thập kỉ 90:
Về kinh tế, bước vào thập kỉ 90, sau khi trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển.
Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
Về chính trị và đối ngoại, trong thập kỉ cuối cùng của thể kỉ XX, tình hình các nước Tây Âu cơ bản là ổn định. Chính sách đối ngoại của các nước này có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh. Tất cả các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.
Trong năm 1991, các nước thành viên (EU) đã kí Hiệp ước Maxtrích đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU). Quá trình liên kết EU mở rộng và chặt chẽ hơn.
Hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển Liên minh châu Âu (EU)
Trả lời:
Ngày 18-4-1951, theo đề xuất của Cộng hòa Pháp, 6 nước là Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua và Bỉ đã thành lập Cộng đồng than-thép châu Âu (ECSC).
Đến ngày 25-3-1957, 6 nước tren kí Hiệp ước Rôma, thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) (còn gọi là Khối thị trường chung châu Âu) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM).
Đến ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
Tháng 12-1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực ngày 1-2-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Từ 6 thành viên ban đầu, đến năm 2007 EU bao gồm 27 nước. Cụ thể : năm 1973 kết nạp Anh, Đan Mạch, Ailen, năm 1981-Hi Lạp, năm 1986- Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, năm 1995-Áo, Phần Lan, Thụy Điển, năm 2004- Látvia, Extônia , Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari, Slôvakia, Anbani, Síp, năm 2007-Rumani và Bungari.
Đây là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất, có tổ chức chặt chẽ nhất thế giới, gồm những nước có chế độ chính trị, thể chế kinh tế giống nhau, tuy nhiên cũng có những khác biệt về trình độ phát triển cũng như van hóa, dân tộc, lịch sử.
Vì sao nói: Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất của thế giới nửa sau thế kỉ XX ?
Trả lời:
Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất của thế giới nửa sau thế kỉ XX:
Dựa vào nội dung mục II, III, IV của SGK để trình bày sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế với các chỉ số về mức tăng trưởng kinh tế của CHLB Đức, Pháp, Anh, Italia..
Kết luận: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhìn chung nền kinh tế các nước Tây Âu đã có bước phát triển năng động. Nhờ đó, kinh tế Tây Âu đã thoát dần khỏi sự phụ thuộc vào kinh tế Mĩ, khẳng định vị trí là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới sau nửa thế kỉ XX.
Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX.
Trả lời:
Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX:
Dựa vào nội dung SGK, phần 3-Kiến thức cơ bản để trình bày về chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu qua từng giai đoạn: 1950-1973, 1973-1991, 1991-2000.Mỗi giai đoạn, các nước Tây Âu đều có sự điều chỉnh quan trọng, đều chú ý mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG. Vì vậy, đến nay, Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới.
Zaidap.com