Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Tại sao năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" ? Trả lời: Về “Năm Châu Phi” Năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi” trong lịch sử thế giới với việc 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập: Đông Camorun (1-1-1960), Togo (27-4-1960), Madagaxca (26-6-1960), Xomali (1-7-1960), ...
Tại sao năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" ?
Trả lời:
Về “Năm Châu Phi”
Năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi” trong lịch sử thế giới với việc 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập: Đông Camorun (1-1-1960), Togo (27-4-1960), Madagaxca (26-6-1960), Xomali (1-7-1960), Đahômây (1-8-1960), Nigie (3-8-1960)…
Lập bảng thống kê các thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trả lời:
Những thành quả chính trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân châu Phi:
Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952) lật đổ Vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (18-6-1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập. Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp(1954-1962), nhân dân Angieri đã giành được thắng lợi.
Tuynidi, Maroc và Xudang được trao trả độc lập năm 1956, Gana –năm 1957, Ghine-năm 1958…
Đặc biệt lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm Châu Phi với 17 nước tuyên bố độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Moodambich và Anggola trong cuộc chiến tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Sau đó nhân dân Nam Roodedia xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue (18-4-1980). Ngày 21-3-1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.
Tháng 2-1990, chế độ phân biệt chủng tộc “Apacthai” bị xóa bỏ. Sau đó cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxon Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công, một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân.
-Những khó khăn mà các nước châu Phi đang phải đối mặt là : Nhiều nước Châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và đầy khó khăn: xung đột sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ về dân số đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài.
Hãy nêu khái quát những thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ-Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Trả lời:
Những thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh:
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống Mĩ diễn ra mạnh mẽ. Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, tiêu biểu là cuộc đấu tranh vũ trang với sự thành công của cách mạng Cuba, trong những năm 60-70 hầu hết các nước Mĩ Latinh đều đã đánh đổ được chính quyền độc tài than Mĩ, khôi phục độc lập chủ quyền, đặc biệt là thắng lợi của Liên minh đoàn kết nhân dân Chile lên nắm chính quyền từ năm 1970 đến năm 1973, đứng đầu là Xanvado Agiende, tiếp đó là thắng lợi của nhân dân Nicaragoa, Grenada, Venexuala…
Hãy nêu những thành quả chính trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt là gì ?
Trả lời:
Những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lạp dân tộc của nhân dân châu Phi :
Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952) lật đổ Vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18-6-1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập. Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chông Pháp (1954 - 1962), nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.
Tuynidi, Marốc và Xuđăng được trao trả độc lập năm 1956, Gana - năm 1957, Ghinê - năm 1958...
Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước tuyên bố độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
Sau đó, nhân dân Nam Rôđêdia xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dimbabuê (18-4-1980). Ngày 21-3-1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.
Tháng 2-1990, chế độ phân biệt chủng tộc "Apácthai" bị xoá bỏ. Sau đó, với cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công, một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân.
Những khó khăn mà các nước châu Phi đang phải đối mặt là : Nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và đầy khó khăn : xung đột sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên ; bệnh tật và mù chữ ; sự bùng nổ về dân số ; đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài...
Hãy trình bày những thành tựu và khó khăn về kinh tế-xã hội của các nước Mĩ-Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trả lời:
Những thành tựu và khó khăn về kinh tế- xã hội của các nước Mĩ-Latinh:
Các nước Mĩ-Latinh đã có nhiều cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. Ở Chile, Tổng thống Xanvado Agiende đã tiến hành các chính sách tiến bộ như cải cách ruông đất, quốc hữu hóa các công ti tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ. Ở Nicaragoa, sau khi lật đổ chế độ độc tài, Xomaxa. Mặt trận dân chủ giải phóng Xanđinô đã lựa chọn con đường phát triển dân chủ, tiến bộ xã hội.
Trong hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ một nền công nghiệp độc canh cây mía, công nghiệp đơn giản nhất khai mở, Cuba đã có nền kinh tế cân đối với cơ cấu ngành nghề hợp lý.
Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước Mĩ –Latinh là 5,5%. GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979, con số này tăng lên 599,3 tỉ USD.
Trong thập kỉ 80, nhiều nước Mĩ-Latinh lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát tăng nhanh, chính trị mất ổn định, tốc độ tăng trưởng giảm sút (1986 là 0,3%, 1989 là 0,5%). Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989)
Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ-Latinh có chuyển biến tích cực hơn như tỉ lệ lạm phát được hạ xuống, đầu tư nước ngoài vào Mĩ-Latinh gia tăng( trên 70 tỉ USD năm 1994), đứng hàng đằng sau Đông Á. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới như Braxin, Achentina, Mêhicô. Tuy nhiên tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ-Latinh còn gặp không ít khó khăn.
Zaidap.com