Bài 8: Liên bang Nga (Kinh tế)
ĐỊA LÝ 11 BÀI 8: LIÊN BANG NGA TIẾT 2. KINH TẾ 1. Quá trình phát triển kinh tế 1.1. LB Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô viết - Liên bang Xô-viết được thành lập sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga. - LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành ...
ĐỊA LÝ 11 BÀI 8: LIÊN BANG NGA TIẾT 2. KINH TẾ 1. Quá trình phát triển kinh tế 1.1. LB Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô viết - Liên bang Xô-viết được thành lập sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga. - LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc (tốc độ tăng trưởng kinhh tế cao, nhiều ngành công nghiệp vươn lên vị trí hàng đầu thế giới, giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 20% giá trị của thê' giới). ...
ĐỊA LÝ 11 BÀI 8:
LIÊN BANG NGA
TIẾT 2. KINH TẾ
1. Quá trình phát triển kinh tế
1.1. LB Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô viết
- Liên bang Xô-viết được thành lập sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga.
- LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc (tốc độ tăng trưởng kinhh tế cao, nhiều ngành công nghiệp vươn lên vị trí hàng đầu thế giới, giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 20% giá trị của thê' giới).
1.2. Thời kì đầy khỏ khăn, biến động (thập niên 90 của thê kỉ XX):
- Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế bộc lộ nhiều yếu kém do cơ chế kinh tế cũ tạo ra. Một số nước cộng hoà thành viên của Liên Xô tách ra thành các quốc gia độc lập.
- Cuối năm 1991, hình thành "Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG", trong đó LB Nga là nước lớn nhất. Từ đó, LB Nga cũng như các nước cộng hoà khác bước vào thời kì đầy khó khăn, biến động, tốc độ tăng trưởng GDP âm; vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế giảm. Những năm tiếp theo của thập niên 90 thế kỉ XX, LB Nga lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.
1.3. Nền kinh tế dang khôi phục lại vị trí cường quốc
a) Chiến lược kinh tế mới (thực hiện từ giữa năm 2000): Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng; tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5%; ổn định đồng rúp, nâng cao đời sống nhân dân; mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á; đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi các dân tộc ở Nga; lãnh thổ hành chính chia thành 7 vùng liên bang ; khôi phục lại vị trí cường quốc.
b) Những thành tựu đạt được sau năm 2000:
- Vượt qua khủng hoảng, đang trong thế ổn định và đi lên.
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng thứ tư thế giới (năm 2005).
- Đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô viết.
- Tăng trưởng cao, giá trị xuất siêu ngày càng tăng, đời sông nhân dân ngày càng được cải thiện.
- VỊ thế của LB Nga ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
- Hiện nay, LB Nga năm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).
- Khó khăn: sự phân hoá giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám...
2. Các ngành kinh tế
2.1. Công nghiệp
+ Cơ cấu đa dạng, có cả ngành truyền thống và hiện đại.
- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn. Nga đứng đầu thế giới về sản lượng dầu mỏ và khí tự nhiên (năm 2006). Khai thác dầu tập trung ở Tây Xi-bia, Đông Xi-bia, Ư-ran, biển Ca-xpi.
- Các ngành công nghiệp truyền thống nổi tiếng: năng lượng, luyện kim đen, luyện kim màu (bô-xit, ni-ken, đồng, chi), khai thác vàng và kim cương, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô, sản xuất thiết bị tàu biển, thiết bị mỏ. Các trung tâm công nghiệp phần lớn tập trung ở đồng bằng Đông Âu, Tầy Xi-bia, U-ran và dọc các đường giao thông quan trọng.
- Các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử - tin học, hàng không, công nghiệp vũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quốc phòng.
2.2. Nông nghiệp
+ Quỹ đất lớn (200 triệu ha), có khả năng trồng nhiều loại cây và phát triển chăn nuôi.
+ Sản xuất lương thực đạt 78,2 triệu tấn và xuất khẩu trên 10 triệu tấn (năm 2005), tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu và miền Nam của đồng bằng Tây Xi-bia.
+ Cây trồng khác: cây công nghiệp, cây án quả, rau.
2.3. Dịch vụ
- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tương đối phát triển với đủ loại hình.
- Kim ngạch ngoại thương liên tục tăng, Nga là nước xuất siêu. Xuất khẩu chủ yếu : nguyên liệu, năng lượng (chiếm hơn 60% giá trị xuất khẩu).
- Các ngành dịch vụ phát triển mạrh, hai trung tâm lớn nhất: Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.
3. Một số vùng kỉnh tế quan trọng
- Vùng Trung ương: lâu đời, phát triển nhanh, tập trung nhiều ngành công nghiệp, có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. Trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch: Mát-xcơ-va.
- Vùng Trung tâm đất đen: có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển mạnh.
- Vùng Ư-ran: giàu tài nguyên. Công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hoá chất, chế biến gỗ, khai thác và chế biến dầu. khí tự nhiên).
- Vùng Viền Đông: giàu tài nguyên, phát triển công nghiệp khai thác khcáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
4. Quan hệ Nga - Việt trong bôi cảnh quốc tế mới
- Quan hệ truyền thống.
- Hợp tác hiện nay diễn ra trên nhiều mặt, toàn diện: kinh tế, đầu tư, khoa học, giáo dục đào tạo, các ngành công nghệ cao, năng lượng, nguyên tử, du lịch...
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
TIẾT 2. KINH TẾ
1. Dựa vào hình 8.6, hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga. Nêu những nguyên nhân của sự tăng trưởng đó.
- Tốc độ tăng trưởng:
+ Đầu thập niên 90 và những năm tiếp theo: tốc độ tăng GDP âm.
+ Từ năm 1999 đến nay: tốc độ tăng GDP cao, liên tục và tương đối đều.
- Nguyên nhân:
+ Thực hiện chiến lược kinh tế mới: đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á, nâng cao đời sông nhân dân, khôi phục lại vị trí cường quốc...
+ Thực hiện nhiều chính sách và biện pháp đúng đắn.
GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
TIẾT 2. KINH TẾ
1. Trình bày vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết trước đây và những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000.
- Vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết (Liên Xô): LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Nhiều sản phẩm công, nông nghiệp chủ yếu của LB Nga có tỉ trọng lớn trong Liên Xô cuối thập niên 80 thế kỉ XX: than đá (56,7%), dầu mỏ (87,2%), khí tự nhiên (83,1%), điện (65,7%), thép (60,0%); gỗ, giấy và xenlulô (90,0%), lương thực (51,4%).
- Những thành tựu của LB Nga sau năm 2000:
+ Vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên.
+ Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ lớn thứ tư thế giới (năm 2005), đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời kì Xô viết, giá trị xuất siêu ngày càng tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
+ Vị thế của LB Nga ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Hiện nay, LB Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).
2. Dựa vào bảng số liệu (SGK), hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng lương thực của LB Nga qua các năm. Rút ra nhận xét.
Gợi ý:
- Vẽ biểu đồ hình cột. Trục tung thể hiện sản lượng lương thực (đơn vị: triệu tấn), trục hoành thể hiện năm (lưư ý chia đúng khoảng cách các năm).
- Nhận xét: Từ năm 1995 đến 1998, sản lượng giảm. Từ năm 1999 đến 2002, sản lượng tăng nhanh, liên tục. Năm 2005, sản lượng có giảm.
3. Nêu tên những ngành công nghiệp mà LB Nga đã hợp tác với Việt Nam (trước đây và hiện nay): chủ yếu là thủy điện, dầu khí.
CÂU HỎI TỰ HỌC
TIẾT 2. KINH TẾ
1. Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất của Liên bang Nga so với Liên Xô cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX là:
A. Sản xuất khí đốt. B. Dầu mỏ
C. Điện. D. Sản xuất giấy và xenlulo
Gợi ý:
Chọn D
2. Cuối năm 1991 trở đi, sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga bước vào thời kì không có:
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
B. Tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định,
C. Hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng.
D. Sản lượng các ngành giảm.
Gợi ý:
Chọn B
3. Từ sau năm 2000, nền kinh tế Nga đã vượt qua khủng hoảng, trong thế ổn định và đang đi lên, nhờ vào:
A. Những quyết sách năng động, tích cực của Chính phủ.
B. Những bước đi chiến lược đúng đắn.
C. Phá bỏ cơ chế kinh tế cũ.
D. Câu A + B đúng.
Gợi ý:
Chọn D
4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với công nghiệp Nga?
A. Là ngành xương sống của nền kinh tế.
B. Nhiều ngành chiếm giữ vị trí cao trên thế giới.
C. Công nghiệp nặng chiếm tỉ lệ cao trong công nghiệp.
D. Cơ cấu đa dạng, có cả ngành truyền thống và hiện đại.
Gợi ý:
Chọn B
5. Điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Nga?
A. Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.
B. Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.
C. Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.
Gợi ý:
Chọn C