Bài 40: Địa lí ngành thương mại - SBT
Câu 1 trang 102 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10 Chọn câu trả lời đúng . 1.1. Thị trường được hiểu là A. nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hoá. B. nơi gặp gỡ giữa bên bán và bên mua. C. nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ. D. nơi có các chợ và siêu thị . ...
Câu 1 trang 102 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10
Chọn câu trả lời đúng.
1.1. Thị trường được hiểu là
A. nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hoá.
B. nơi gặp gỡ giữa bên bán và bên mua.
C. nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.
D. nơi có các chợ và siêu thị.
1.2. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì
A. giá cả có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
B. giá cả có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
C. giá cả có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
D. giá cả có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
1.3. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là :
A. Trung Quốc, Hoa Kì, châu Âu.
B. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.
C. Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á.
D. Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ.
Giải:
1.1. Thị trường được hiểu là:
B. nơi gặp gỡ giữa bên bán và bên mua
1.2. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì
C. giá cả có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
1.3. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là :
A. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.
Câu 2 trang 103 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10
Phân biệt hai khái niệm : thị trường và thương mại.
- Thị trường là :.................................
- Thương mại: ...................................
Giải:
Phân biệt hai khái niệm : thị trường và thương mại.
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán.
Câu 3 trang 103 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10
Nêu vai trò của ngành thương mại đối với sản xuất.
Giải:
Vai trò của ngành thương mại đối với sản xuất:
Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vi trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng ; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.
Thương mại được chia làm hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn. làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế đất nước tìm được động lực mạnh mẽ để phát triển, tham gia vào thị trường thế giới, các lợi thế của đất nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn.
Câu 4 trang 104 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10
Dựa vào kiến thức trong bài, hoàn thành bảng dưới đây:
Ngành |
Khái niệm |
Vai trò |
Nội thương |
|
|
Ngoại thương |
|
Giải:
Ngành |
Khái niệm |
Vai trò |
Nội thương |
Trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước |
Thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá nhân. |
Ngoại thương |
Trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới |
Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước. |
Sachbaitap.com