Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp - SBT
Câu 1 trang 84 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10 Dựa vào kiến thức trong bài và các hình 32.3, 32.4 SGK, hãy hoàn thành bảng sau : Ngành công nghiệp Vai trò Sản lượng Nơi phân bô chủ yếu Khai thác dầu khí ...
Câu 1 trang 84 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10
Dựa vào kiến thức trong bài và các hình 32.3, 32.4 SGK, hãy hoàn thành bảng sau :
Ngành công nghiệp |
Vai trò |
Sản lượng |
Nơi phân bô chủ yếu |
Khai thác dầu khí |
|
||
Công nghiệp điện lực |
|||
|
|
||
Ngành công nghiệp |
Vai trò |
Sản lượng |
Nơi phân bô chủ yếu |
Khai thác than |
Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa);Nguyên liệu quý cho CN hóa chất |
5 tỉ tấn/năm |
Tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa liên bang Đức, Ôxtrâylia,..) |
Khai thác dầu khí |
Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,... |
ản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm |
khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc,... |
Công nghiệp điện lực |
Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người. |
Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh. |
Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,... |
Câu 2 trang 85 Sách bài tập (SBT) Địa lý 10
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới và giải thích.
CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI
(Đơn vị: %)
Nguồn năng lượng |
Năm 1940 |
Năm 2000 |
- Củi gỗ |
14 |
5 |
- Than đá |
57 |
20 |
- Nguyên tử, thuỷ điộn |
3 |
14 |
- Dầu khí |
26 |
54 |
- Năng lượng mới |
- |
7 |
- Nhận xét:
- Giải thích:
Giải:
Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới thời kì 1940 - 2000 có sự thay đổi:
- Nguồn năng lượng truyền thống (cũi, gỗ): Giảm tỉ trọng từ 14% xuống còn 5%. Đây là một xu hướng tích cực vì nguồn tài nguyên rừng vô cùng qúi giá, có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội và môi trường.
- Than đá: Tỉ trọng giảm từ 57%, đứng vị trí số một trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, xuống còn 20%. Điều này là do vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và sử dụng than và nhất là có nhiều nguồn năng lượng mới có hiệu quả hơn thay thế, đặc biệt là sự xuất hiện và phổ biến cùa dầu mỏ.
- Dầu khí: Tỉ trọng tăng nhanh, từ 26% tăng lên 54% vượt than đá và giữ vị trí số một trong cơ cấu sử dụng năng lượng. Do dầu mỏ là nguồn nhiên liệu quí và là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất ra hàng loạt sàn phẩm khác nhau; sự phát triển mạnh mẽ cùa giao thông vận tải, công nghiệp hóa chât, nhât là hóa dầu; nhu cầu năng lượng tiêu dùng ngày một tăng... đẩy nhanh việc sử dụng dầu mỏ.
- Năng lượng nguyên từ và thủy điện đang tăng tỉ trọng, từ 3% lên 14%. Do đây là những nguồn năng lượng sạch, mang lại hiệu suất cao. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn, gây ra những thay đôi vê môi trường sinh thái...; việc phát triển năng lượng nguyên tử còn gây ra những lo ngại vê các sự cố rò ri hạt nhân.
- Năng lượng mới: Như năng lượng Mặt Trời, giỏ, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối... năm 1940 chưa xuất hiện thì đến năm 2000 đã chiếm 7% trong cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới. Do đây là nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo; những báo động về sự cạn kiệt năng lượng hóa thạch trong tương lai và ô nhiễm môi trường trong việc sử dụng chúng; tiến bộ về khoa học - kĩ thuật; nhu cầu tiêu dùng năng lượng trong sản xuất và đời sống ngày càng cao... thúc đẩy con người tìm ra và sử dụng những nguồn năng lượng mới.
Câu 3 trang 85 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10
Chọn câu trả lời đúng.
3.1. Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là
A. Trung Đông. C. Mĩ La-tinh.
B. Bắc Mĩ. D. Đông Nam Á.
3.2. Quốc gia có sản lượng điện lớn nhất trên thế giới là
A. Hoa Kì. C. Nhật Bản
B. Trung Quốc. D. Liên bang Nga.
Giải:
3.1. Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là
A. Trung Đông
3.2. Quốc gia có sản lượng điện lớn nhất trên thế thế giới là:
A. Hoa Kì
Zaidap.com